Trẻ sơ sinh bị nhớt trong miệng là một hiện tượng rất phổ biến, nó thường không phải là một điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi nó đi kèm với một số tình trạng sức khỏe, đòi hỏi phải được chăm sóc cẩn thận.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhớt trong miệng
Nhớt trong miệng hay còn gọi được gọi nước dãi, nó chính là nước bọt mà cơ thể sản xuất liên tục mỗi ngày.
Nước bọt được tạo ra bởi 3 tuyến khác nhau trong miệng. Ở trẻ sơ sinh, các cơ chưa phát triển đầy đủ nên bé không kiểm soát được hành động nuốt nước bọt như trẻ lớn.
Trẻ em dưới 8 tuổi thường tạo nhiều nước bọt hơn so với người lớn, điều này là hoàn toàn bình thường và mang tính tự nhiên.
Tuy nhiên, một số điều kiện sức khỏe cũng có thể khiến em bé tiết nhiều nước bọt hơn, chảy nhiều dãi nhớt hơn. Ví dụ như :
- Trào ngược dạ dày thực quản (nôn trớ).
- Nhiễm trùng ở miệng hoặc cổ họng.
- Sử dụng một số loại thuốc.
Trẻ sơ sinh bị nhớt trong miệng không phải là một vấn đề lớn. Nhưng nếu bố mẹ không lau chùi cho em bé thường xuyên sẽ dẫn đến ngứa, da ửng đỏ và nổi mụn nhọt xung quanh miệng, cổ hoặc ngực.
Xem thêm : Cách tiêu đờm hiệu quả cho trẻ sơ sinh.
Cách giảm hết nhớt ở trẻ sơ sinh
Điều đầu tiên cần phải ghi nhớ đó là thực hiện các cách để kiểm soát chảy nhớt, chảy nước bọt ở trẻ sơ sinh, để ngăn ngừa các vấn đề về da và làm em bé cảm thấy thoải mái hơn.
- Buộc một chiếc khăn ở cổ em bé, để ngăn nước dãi chảy xuống cổ và ngực; đồng thời giúp lau nước dãi, nhớt khi chảy ra.
- Lau miệng và các khu vực khác cho em bé thường xuyên.
- Thay áo mỗi khi nước dãi chảy ra quá nhiều, sẽ thấm vào áo.
- Đảm bảo mũi của em bé được thông thoáng, bằng cách vệ sinh mũi của em bé mỗi ngày.
- Khi ngủ, đôi khi cho bé nằm nghiêng sang một bên.
Trong trường hợp, em bé bị nôn trớ quá nhiều do bệnh trào ngược thực quản, bạn có thể cho em bé uống một số loại thuốc hoặc dùng miếng dán giúp làm giảm nước bọt tiết ra.
Nếu trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm,…liên quan đến hệ hô hấp, làm tăng tiết nước bọt và chất nhầy ở mũi và họng thì bạn hãy tập trung vào chữa những bệnh đó.
Dùng thêm nước muối loãng khi vệ sinh mũi cho em bé, lưu ý, tránh dùng quá 3 lần/ngày và 4 ngày liên tiếp vì dễ làm mũi em bé bị khô, càng kích ứng mũi hơn.
Đừng áp dụng phương pháp nôn đờm nhớt vì sẽ tạo thói quen nôn sau này ở em bé. Cứ xảy ra vấn đề gì em bé lại tự động nôn như một phản xạ có điều kiện.
Cũng không nên hút đờm nhớt cho em bé bằng miệng, chỉ nên dùng dụng cụ hút đờm, để tránh lây nhiễm vi khuẩn, vi rút cho em bé.
Trong trường hợp nhiễm trùng hoặc viêm trong miệng, thì bạn nên cho bé đi khám để có cách điều trị thích hợp nhất.
Xem thêm : Trẻ hắt hơi sổ mũi kéo dài : nguyên nhân và cách điều trị.
Tóm lại, trẻ sơ sinh bị nhớt trong miệng không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng nên bố mẹ không nên quá lo lắng. Hi vọng rằng, những thông tin trên là hữu ích cho bạn.