Trẻ bị đau mắt đỏ là một tình trạng khá phổ biến, hầu như trẻ nào cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Mặc dù nó thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nó lại gây ra sự khó chịu, đau nhức; một số ít trường hợp để lại sẹo giác mạc. Chính vì thế, bố mẹ nên cẩn trọng chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Đau mắt đỏ hay còn được gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm tại lớp màng trong suốt trên đôi mắt – chính là kết mạc.
Lớp màng này rất mỏng, bao phủ quanh cả nhãn cầu. Khi nó bị viêm thì nó sẽ chuyển thành màu hồng đỏ nhẹ.
Viêm kết mạc thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng. Nó có thể ảnh hưởng một bên mắt hoặc cả hai.
Đau mắt đỏ thường gây ra sự khó chịu, hiếm khi ảnh hưởng đến tầm nhìn. Nhưng mà nó rất dễ lây lan và nếu không được chữa trị sớm, nó sẽ có thể nặng hơn.
Xem thêm : Tại sao mắt trẻ sơ sinh bị ghèn?
Các nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt đỏ bao gồm :
Với trẻ em thì nguyên nhân chủ yếu gây ra đau mắt đỏ là do vi khuẩn hoặc virus, bởi hệ miễn dịch của trẻ em còn khá yếu, dễ bị nhiễm.
Đó cũng là lý do hầu hết ai cũng từng bị đau mắt đỏ ít nhất một lần khi còn nhỏ.
Xem thêm : Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt: bình thường và bất thường.
Biểu hiện đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra, tuy nhiên trẻ bị đau mắt đỏ thường có những dấu hiệu sau :
Xem thêm : Nên hay không nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh ?
Chữa đau mắt đỏ cho trẻ.
Việc chữa trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
-Do vi khuẩn.
Hơn một nửa các trường hợp viêm kết mạc là do vi khuẩn. Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần phải điều trị gì.
Dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ mắt hoặc thuốc kháng sinh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
-Do vi rút.
Trường hợp này rất dễ lây nhiễm và không có phương pháp đặc trị. Trẻ sẽ tự khỏi sau 4-7 ngày. Cách tốt nhất là nâng cao hệ miễn dịch của trẻ bằng ăn uống và thực hiện các cách phòng ngừa lây lan.
-Do dị ứng.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn gây ra dị ứng. Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt kháng viêm, thuốc thông mũi steroid.
Với các trường hợp do chất hoặc vật lạ bên ngoài thì nên rửa mắt ngay. Nếu vết thương ở mắt nặng hoặc chất hóa học có tính axit hoặc kiềm (chẳng hạn như thuốc tẩy) thì nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
Phòng ngừa lây lan.
Nếu gần đó đang có dịch đau mắt đỏ thì trẻ của bạn rất có thể bị nhiễm hoặc đã nhiễm rồi. Vì thế, bạn nên :
Xem thêm : Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh khi chuyển mùa.
Hi vọng bài viết trên giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về bệnh viêm kết mạc, từ đó có cách phòng ngừa và chữa trị cho trẻ bị đau mắt đỏ đúng cách. Nếu trẻ đau mắt đỏ kéo dài và mãi không khỏi, bạn nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đa ôi và dư ối là tình trạng nước ối bao bọc xung quanh thai…
Đau bụng khi mang thai, nhất là cảm giác bụng dưới âm ỉ, không phải…
Có thai một tháng bụng đã to chưa? em bé phát triển như thế nào?…
Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu có cảm giác đau…
Đau bụng bụng dưới khi mang thai là một trong những triệu chứng mà nhiều…
Có nhiều lý do khiến mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài khi mang thai…