Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm – những nguyên nhân thường gặp

Chắc hẳn bố mẹ rất lo lắng khi con mình lên 2 tuổi và rất hay khóc đêm. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường và phổ biến trong quá trình phát triển tự nhiên cùa con người.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nó tương đối phổ biến và đa số là không có gì nghiêm trọng cả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo những thông tin sau đây nhé!

Nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

1. Trẻ đang đói

Trẻ em phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Chính vì thế, trẻ thường ăn rất nhiều và nhu cầu gia tăng theo thời gian. Đặc biệt nếu có ngày nào đó trẻ hoạt động quá mức thì hôm đó trẻ cần phải được ăn nhiều hơn.

Nếu con của bạn rất hay thức giấc nửa đêm và đòi ăn, rất có thể là do trẻ đói quá. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm một bữa nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như sữa chua, sữa tươi hoặc bơ đậu phộng.

2. Trẻ đang mọc răng

Nhiều người lầm tưởng mọc răng chỉ có ở giai đoạn sơ sinh, thực tế nó sẽ kéo dài cho đến khi trẻ học tiểu học (rụng răng sữa và mọc răng trưởng thành).

Khi trẻ lên 2-3 tuổi, trẻ sẽ mọc răng hàm, điều này sẽ gây cho trẻ một số khó chịu thông thường, làm trẻ khó ngủ hơn và đôi khi cũng khiến trẻ thức giấc nửa đêm.

3. Trẻ tè dầm

Trẻ 2 tuổi chưa kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện, đó là lý do vào ban đêm trong khi ngủ trẻ hay bị tè dầm.

Một số trẻ có thể tiếp tục ngủ như chưa có chuyện gì (nghĩ đó là mơ), một số khác thì thức giấc và khóc lóc. Điều này khá phổ biến và bình thường.

Nếu trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và có dấu hiệu tè dầm, đừng trách phạt trẻ, hãy nhẹ nhàng lau dọn và để trẻ đi ngủ tiếp.

Xem thêm >>> Trẻ hay khóc đêm phải làm sao ?.

4. Nỗi sợ hãi

Khác với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi đã có những nỗi sợ hãi và những cơn ác mộng. Đó là do nhận thức về thế giới xung quanh và trí tưởng tượng của trẻ đang phát triển rất mạnh mẽ.

Trẻ nhỏ có thể sợ hãi bất kỳ điều gì: những tiếng động lớn, bóng tối, sấm sét, tấm rèm cửa, bóng ma tưởng tượng dưới gầm giường,vv…và chúng có thể xuất hiện trong giấc mơ của trẻ.

Theo nghiên cứu cho thấy, các cơn ác mộng thường xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi từ 2-6. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ học được nhiều điều hơn, bao gồm về tất cả mọi thứ trong thế giới xung quanh (những thứ mà trước đó trẻ nghĩ là đáng sợ thực tế lại hoàn toàn bình thường và không có gì đáng sợ) và cả cách kiềm chế cảm xúc của bản thân nữa.

5. Trẻ không muốn ngủ một mình

Nếu gia đình nào đang tập cho trẻ 2 tuổi ngủ một mình thì hẳn việc trẻ hay khóc đêm là hoàn toàn dễ hiểu. Trẻ mới chập chững biết đi vẫn còn rất “quấn” bố mẹ, sợ hãi nhiều thứ, do đó hầu như trẻ nào cũng đều không muốn ngủ một mình.

Bất kỳ điều gì, việc trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và tìm cách ngủ cùng cha mẹ đó là dấu hiệu của sự lo lắng về sự chia xa. Mặc dù đó là bình thường trong độ tuổi này nhưng gia đình không nên bỏ qua. Tạo thói quen ngủ một mình là ưu tiên nhất, tuy nhiên vẫn phải quan tâm đến cảm xúc của đứa trẻ.

6. Trẻ muốn được yêu thương

Thức giấc nửa đêm khóc lóc đòi được ôm ấp, vỗ về không chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, mà với trẻ 2-3 tuổi cũng thế. Đó là nhu cầu của trẻ, nhưng tầm tuổi đó, thường thì trẻ sẽ không nhận thức được nhu cầu này và cũng không thể nói ra một cách rõ ràng suy nghĩ của mình, trẻ sẽ chỉ khóc òa lên mà thôi.

Thật dễ thương nhưng đôi khi cũng khiến gia đình vô cùng mệt mỏi nếu chuyện này xảy ra thường xuyên.

Nếu trẻ đang bị ốm, ví dụ như : cảm cúm, đau đầu hoặc đau bụng,…thì nhu cầu được yêu thương và chăm sóc càng lớn hơn.

7. Nhận thức của trẻ đang trải qua bước nhảy vọt

Não bộ của trẻ đang phát triển rất mạnh mẽ, cùng với đó là sự tăng trưởng lớn về tâm lý, nhận thức và cảm xúc. Việc trẻ đột nhiên thức dậy nửa đêm và khóc lóc, được gọi là hồi quy giấc ngủ, nó cực phổ biến trong giai đoạn phát triển nhảy vọt này.

Theo nghiên cứu cho thấy, có hơn một nửa số trẻ em tầm 2-3 tuổi thức dậy thường xuyên vào đêm, một số thì ít hơn (tức không thường xuyên).

Cụ thể, 67% với trẻ 15 tháng tuổi, 64% với trẻ 24 tháng tuổi, 62% với trẻ 36 tháng tuổi, những trẻ này thức dậy ít nhất 1 đêm/tuần. Con số này sẽ giảm dần đáng kể khi trẻ bước đến giai đoạn học tiểu học.

Mặc dù vậy, thói quen này không nhất quán và không rõ ràng, có những tuần trẻ ngủ ngoan nhưng cũng có những tuần trẻ thức dậy liên tục nhiều đêm.

Xem thêm >>> Làm gì khi trẻ mơ ngủ khóc đêm? 3 bước bố mẹ nên làm.

Tóm lại, trẻ 2 tuổi hay khóc đêm không quá đáng sợ và nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ. Nó là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển tự nhiên. Vì thế bố mẹ không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh khi vấn đề xảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, chẳng hạn như nôn mửa, sốt cao, kém ăn uống, sụt cân,…thì bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên chăm sóc phù hợp nhất.