Sự hình thành của thai nhi trong bụng người phụ nữ rất kì diệu. Để tìm hiểu về quá trình này, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Sự hình thành của thai nhi
1. Tam cá nguyệt đầu tiên.
Thai nhi tuần thứ 1-2
Trong 2 tuần đầu của thai kì, gần như không có gì xảy ra nếu như không có hiện tượng thụ tinh.
Em bé của bạn chỉ là một tế bào trứng chín đã rụng và vẫn đang nằm trong khoang buồng trứng.
Nếu như tinh trùng gặp trứng tức là quá trình thụ tinh đã xảy ra, lúc này mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn.
Thời điểm này, các tế bào phân chia tạo thành hợp tử.
Thai nhi tuần 3 – tuần 4
Tuần thứ 3, hợp tử vừa phân chia tế bào nhanh chóng, vừa di chuyển từ buồng trứng- ống dẫn trứng- tử cung. Vào cuối tuần sẽ xảy ra hiện tượng “cấy” : hợp tử chui vào ẩn dưới lớp niêm mạc màu mỡ của tử cung rồi làm tổ ở đó.
Tuần thứ 4, em bé được gọi là phôi thai, kích thước bằng hạt giống cây thuốc phiện.
Phôi thai phần thành 3 lớp khác nhau :
- Lớp trên cùng là các ống thần kinh đang bắt đầu phát triển – đây chính là não, xương sống, tủy sống và các dây thần kinh của bé sau này.
- Lớp giữa sau này là tim và hệ tuần hoàn.
- Lớp trong cùng các nội tạng như ruột, phổi, hệ thống tiết niệu,…
Nhau thai và dây rốn phát triển và bắt đầu thực hiện đúng chức năng của nó – đó là cung cấp dinh dưỡng, oxy và loại bỏ chất thải cho thai nhi.
Các dấu hiệu có thai sẽ xuất hiện và bạn có thể nhận biết được rõ ràng.
Thai nhi tuần 5
Em bé lúc này có kích thước bằng một hạt mè, khoảng 2,5mm.
Tim thai đang phân chia thành các khoang khác nhau.
Một rãnh thần kinh nhỏ và các đốt sống được hình thành- tủy sống tương lai, cùng với phần đầu phình ra – não tương lai.
Các mạch máu bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Thai nhi tuần 6
Kích thước của em bé lúc này khoảng 4mm, tương đương một hạt đậu lăng.
Tim phình to hơn, tim thai có thể đập 150 nhịp/ phút, gấp đôi so nhịp tim của bạn.
Phần đầu tiếp tục to ra, một số đặc điểm khuôn mặt được hình thành: đốm đen (mắt sau này), lỗ nhỏ (lỗ mũi) và hốc ở 2 bên (tai).
Các mô cơ và xương bắt đầu phát triển, cùng với tuyến yên – nơi sản xuất ra các hormone sau này.
Cánh tay và chân của bé sẽ trông giống như nụ nhô ra từ phôi thai.
Thai nhi tuần 7
Kích thước của bé lúc này vào khoảng 1.25cm, tương đương một quả việt quất.
Màng của ngón tay, ngón chân sẽ xuất hiện và có thể cử động giống như giật giật.
Tạm thời, gan sẽ sản xuất các tế bào máu cho đến khi tủy xương hình thành và tiếp quản vai trò này.
Tai, răng, vòng miệng sẽ phát triển rất nhanh.
Da của em bé vẫn chưa thực sự được hình thành nên thời điểm này, nó trông như tờ giấy mỏng trong suốt, các bộ phận và tĩnh mạch được nhìn thấy thấy rõ.
Đuôi của phôi thai đang dần teo lại.
Thai nhi tuần 8
Em bé lúc này dài khoảng 1,6cm.
Đuôi của phôi thai đang dần biến mất.
Các bộ phận trở nên rõ ràng và đang dần hoạt động theo đúng chức năng của nó.
Các tế bào thần kinh trong não bộ của bé của bạn bây giờ sẽ bắt đầu phân nhánh ra và kết nối với nhau – khởi đầu cho các chuỗi dây thần kinh.
Bàn tay, bàn chân sẽ xuất hiện rõ hơn.
Mắt và mí mắt trở nên rõ ràng, nổi bật hơn.
Lưỡi được hình thành – vị giác bắt đầu biết cảm nhận.
Thai nhi tuần 9
Em bé lúc này dài khoảng 2.3 cm, nặng ít hơn 2g.
Dái tai, cổ tay, cổ chân, mắt cá nhân sẽ được hình thành rõ.
Hai cánh tay bắt đầu dài ra hơn, các ngón tay ngón chân trở nên rõ ràng hơn.
Cơ quan sinh dục sẽ hình thành và phát triển.
Nhau thai phát triển rất nhanh, thực hiện rất tốt chức năng của nó, ngoài ra nó còn sản xuất ra các hormone cần thiết cho cơ thể.
Thai nhi tuần 10
Mí mắt bắt đầu đóng lại, chúng sẽ không mở cho đến tuần thứ 26.
Em bé đang dần giống với hình người, lúc này chính thức được là thai nhi.
Kích thước từ tuần này sẽ được đo từ đầu đến mông. Tuần 10, bé dài khoảng 3.1 cm, nặng chưa đến 4g.
Thời điểm này, em bé tích cực nuốt nước ối và ngọ nguậy tay chân.
Đến nay, hầu hết các cơ quan nội tạng của bé: não, phổi, ruột, gan và thận, hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động đúng.
Phần đầu vẫn khá lớn, có kích thước khoảng 1/2 so với thân.
Các móng tay, móng chân và lớp lông tơ sẽ được hình thành.
Các dây thần kinh lan tỏa từ tủy sống, phần cột sống trông trở nên rõ rệt hơn.
Thai nhi tuần 11
Em bé lúc này dài khoảng 4cm.
Các ngón chân bị tách nhau ra, lớp màng chân dần biến mất.
Các bé tiếp tục đá và kéo căng chân rất tích cực.
Cái đuôi gần như biến mất hoàn toàn.
Thai nhi tuần 12
Em bé lúc này dài khoảng 5,4 cm; nặng ít hơn 14g.
Các phản xạ được hình thành và diễn ra khá mạnh. Ví dụ như bé sẽ phản ứng – di chuyển khi bạn chạm tay vào bụng.
Số lượng các tế bào thần kinh và sự kết nối giữa chúng tăng lên rất nhanh.
Đôi mắt hai bên đang dần di chuyển gần với nhau hơn.
Gan sẽ bắt đầu để tạo mật, và thận sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu rồi đi vào bàng quang.
Thai nhi tuần 13
Lúc này em bé dài khoảng 6.7 cm, nặng gần 23g, tương đương một quả đậu.
Hoạt động mút cơ má có thể được nhìn thấy rõ.
Nếu em bé là nữ, trong buồng trứng của bé lúc này sẽ có khoảng 2 triệu quả trứng, lúc sinh ra giảm chỉ còn 1 nửa.
Xem thêm : Mang thai : chăm sóc thai nhi 13 tuần tuổi.
2. Tam cá nguyệt thứ hai.
Thai nhi tuần 14
Lúc này em bé dài khoảng 8 cm, nặng 49g.
Cơ thể của bé đang phát triển rất nhanh và cân đối hơn.
Lớp lông tơ mỏng, mịn bao phủ khắp cơ thể, lông mày và tóc bắt đầu hình thành.
Một số biểu hiện trên khuôn mặt, nét mặt có thể xuất hiện sớm như : cau mày, nhăn mặt, và nheo mắt.
Thận bắt đầu sản xuất nước tiểu và chảy ra vùng nước ối quanh cơ thể bé.
Xem thêm : Mang thai : chăm sóc thai nhi 14 tuần tuổi.
Thai nhi tuần 15
Tuần này, em bé dài khoảng 9,1cm; nặng khoảng 70g.
Em bé đã bắt đầu biết nấc, để chuẩn bị cho việc hít thở.
Chân bắt đầu mọc dài ra hơn so với tay.
Các bé có thể di chuyển dễ dàng chân tay nhờ các khớp.
Bộ phận sinh dục được hình thành gần như hoàn toàn, khi siêu âm có thể phát hiện giới tính của bé.
Thai nhi tuần 16
Em bé dài khoảng 10cm, nặng chừng 100g, tương đương một trái bơ.
Bé có thể cầm và nghịch dây rốn như một món đồ chơi.
Hệ thống tuần hoàn và đường tiết niệu hoạt động khá nhịp nhàng.
Phổi phát triển, em bé có thể hít vào thở ra nước ối.
Thai nhi tuần 17
Các bé lúc này dài khoảng 11cm, nặng 140g.
Bộ xương của bé vẫn khá mềm dẻo.
Các bao myelin đã xuất hiện, bao quanh các sợi dây thần kinh.
Các tuyến mồ hôi phát triển khắp cơ thể.
Dây rốn càng to và dày hơn.
Thai nhi tuần 18
Thai nhi ở tuần này dài khoảng 12cm, nặng 190g.
Khi hít thở, ngực của bé sẽ chuyển động lên xuống trông khá rõ ràng.
Các mạch máu vẫn nhìn thấy được dưới lớp da.
Đôi tai di chuyển xuống vị trí cố định cuối cùng.
Nếu bạn có một bé gái thì âm đạo, ống dẫn trứng và tử cung (dạ con) sẽ bắt đầu phát triển khá nhanh.
Thai nhi tuần 19
Tuần này, các bé dài khoảng 14.2cm; nặng 240g.
Các bé sẽ tiếp tục nuốt nước ối và sản xuất nước tiểu.
Tóc đang tăng trưởng khá mạnh trên đầu.
Các giác quan đang phát triển ở mức cao nhất.
Tốc độ tăng các tế bào thần kinh không còn lớn như trước nhưng đến bây giờ, các tế bào sẽ lớn hơn và thực hiện các kết nối phức tạp.
Bạn có thể cảm nhận những cử động của em bé trong bụng.
Thai nhi tuần 20
Bắt đầu từ tuần này, các số đo sẽ được thực hiện từ gót chân lên đến đỉnh đầu. Tuần 20, em bé dài khoảng 26cm và tiếp tục tăng cân rất nhanh.
Toàn bộ cơ thể bé sẽ được bao phủ bởi một lớp Vernix màu trắng và trơn bóng. Nó giúp bảo vệ làn da bé khỏi nước ối.
Bé tiếp tục nuốt nước ối để phát triển hệ thống tiêu hóa.
Cơ thể bé sẽ hấp thụ nước và trữ lại một phần chất dính tại vùng ruột – đây chính là phân su.
Thai nhi tuần 21
Tuần này, em bé sẽ dài khoảng 27cm và nặng khoảng 360g.
Lông mày và mí mắt được phát triển hoàn toàn. Thỉnh thoảng, bé sẽ nhấp nháy mắt.
Nếu bạn đang có một bé trai, tinh hoàn sẽ đi xuống từ xương chậu về phía bìu.
Xem thêm : Mang thai : chăm sóc thai nhi 21 tuần tuổi.
Thai nhi tuần 22
Lúc này, bé sẽ dài khoảng 28cm và nặng khoảng 430g.
Thai nhi bây giờ trông khá giống trẻ sơ sinh song vẫn rất gầy do chất béo chưa phát triển nhiều.
Làn da của bé trông nhăn nheo và vẫn vẫn còn hơi trong.
Tuyến tụy đang phát triển với một tốc độ ổn định.
Các chồi răng nhỏ sẽ bắt đầu phát triển gần nướu của bé.
Thai nhi tuần 23
Tuần này, bé dài khoảng 29cm và nặng xấp xỉ 500g.
Khả năng nghe của bé đang tốt hơn rất nhiều.
Bé có thể bắt chước một số âm thanh khác nhau như giọng nói của mẹ, nhịp tim, tiếng chuyển động của dạ dày,…
Xem thêm : Bà bầu nên nghe nhạc gì?
Thai nhi tuần 24
Tuần này, bé dài khoảng 30cm và nặng khoảng 600g.
Não tiếp tục phát triển nhanh chóng.
Dấu vân tay và vân chân đang được hình thành.
Chất surfactant đang được sản xuất khá nhiều để giúp thổi phồng túi khí lúc mới sinh.
Thai nhi tuần 25
Tuần này, em bé dài khoảng 35cm, nặng khoảng 660g.
Chất béo đang dần được hình thành nhiều hơn do vậy da bé trông sẽ bớt nhăn nheo.
Các giác quan tiếp tục phát triển, nếu bạn soi ánh sáng vào bụng, bé sẽ ngước đầu và di chuyển về phía đó.
Thai nhi tuần 26
Tuần này, em bé dài khoảng 36cm, nặng xấp xỉ 760g.
Tại thời điểm này, em bé sẽ dần mở mắt và biết hóng chuyện.
Thai nhi tuần 27
Tuần thứ 27, em bé dài khoảng 37cm và nặng khoảng 870cm.
Chu kì thức-ngủ của bé dần trở nên đều đặn cùng với đó là mở mắt và nhắm mắt.
Bé có thể hay mút ngón tay cái của mình.
Một số mô trong não phát triển và các em bé sẽ bắt đầu có những giấc mơ.
3. Tam cá nguyệt thứ ba.
Thai nhi tuần 28
Tuần này, em bé dài khoảng 38cm, nặng gần 1kg.
Các lông mi mọc nhiều và dài, có thể nhấp nháy cùng với sự chuyển động của mắt.
Các xương vẫn còn khá mềm.
Thai nhi tuần 29
Tuần thứ 29, em bé dài khoảng 39cm, nặng trên 1kg.
Tóc của em bé mọc lên khá nhiều.
Nếu bạn có một bé gái, âm vật sẽ trở nên rõ ràng nhìn thấy được.
Đầu của em bé vẫn phát triển song phần thân phát triển nhanh hơn, dài ra trông thấy.
Thai nhi tuần 30
Tuần này, em bé dài khoảng 40cm, nặng tầm 1.3 kg.
Phổi và đường tiêu hóa đang tiếp tục phát triển mạnh.
Em bé sẽ có những phản ứng khác nhau khi người mẹ ở trong bóng tối và ở ngoài sáng.
Thai nhi tuần 31
Em bé bây giờ dài khoảng 41cm, nặng khoảng 1.5kg.
Cơ thể bé tiếp tục hình thành nhiều chất béo, trông bé bây giờ đã khá mập hơn.
Bé đã bớt di chuyển tự do trong tử cung mẹ hơn so với trước.
Thai nhi tuần 32
Tuần này, em bé dài khoảng 42cm và nặng khoảng 1.7kg.
Da của bé trở nên trơn hơn do có chất béo được bồi đắp dưới da.
Bé sẽ tiếp tục hít và nuốt nước ối.
Thai nhi tuần 33
Tuần này, em bé dài khoảng 44cm, nặng khoảng 2kg.
Một số bé đã biết chúc đầu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị cho sự ra đời.
Các xương trên cơ thể đang dần trở nên cứng hơn, ngoại trừ hộp sọ.
Thai nhi tuần 34
Tuần này, em bé dài khoảng 45cm, nặng khoảng 2.2kg.
Các bé có thể chăm chú lắng nghe bạn nói chuyện và ghi nhớ giọng nói của bạn.
Các chất béo tiếp tục được bồi đắp dưới da, chất béo này vừa giúp giữ thân nhiệt cho bé vừa tạo năng lượng cho mọi hoạt động.
Thai nhi tuần 35
Tuần này, em bé dài khoảng 46cm và nặng khoảng 2.4kg.
Các móng tay, móng chân được hoàn thành đầy đủ.
Thận đã phát triển gần như hoàn thiện.
Gan của bé đã có khả năng sản xuất ra một vài chất thải.
Thai nhi tuần 36
Tuần này, em bé dài khoảng 47cm và nặng khoảng 2,7kg.
Một số trẻ có thể sinh sớm so với dự kiến. Nếu bé sinh vào tuần này thì vẫn được coi là đủ tháng.
Xem thêm : Mang thai : chăm sóc thai nhi 36 tuần tuổi.
Thai nhi tuần 37
Tuần này, em bé dài khoảng 48cm và nặng khoảng 2,8kg.
Một số lông tơ đang bắt đầu rụng cùng với lớp vernix.
Các em bé sẽ nuốt chúng cùng với nước ối nhưng không có vấn đề gì, chúng sẽ tồn đọng ở ruột và trở thành phân su.
Thai nhi tuần 38
Em bé dài khoảng 48-50cm, nặng từ 2.8-3.4kg.
Các bộ phận đã hoàn thiện gần như đầy đủ, ngoại trừ phổi và não. Chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thời thơ ấu.
Mặc dù màu mắt của thai nhi đã rõ ràng nhưng nó có thể thay đổi sau khi sinh.
Thai nhi tuần 39
Tuần này, em bé sẽ dài khoảng 50-52cm, nặng từ 2.9-3.6kg.
Do không gian đang bị thu hẹp nên bé sẽ bớt đá, đạp hơn; chân sẽ thường co lại chứ không duỗi ra như trước.
Đa số lúc này (khoảng 95%), các bé đã chui đầu vào cổ tử cung của mẹ, cơ thể dựng thẳng lên hoặc xiên.
Em bé có thể chào đời bất kì lúc nào vào tuần này.
Thai nhi tuần 40
Em bé của bạn lúc này dài khoảng 50 – 53 cm, nặng từ 3 – 4kg.
Các bé sẽ tiếp tục hấp thụ dinh dưỡng từ người mẹ và tăng cân cho đến phút cuối.
Đây là tuần mà theo dự tính, em bé sẽ chào đời.
Xem thêm : Mang thai : chăm sóc thai nhi 40 tuần tuổi.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo video dưới đây để hình rõ hơn sự hình thành của thai nhi:
Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ được sự hình thành của thai nhi và quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần.