Bạn có thể đi khám thai và nghe thấy những tiếng tim thai đầu tiên của em bé vào tuần thứ 10 trong thai kỳ. Đó thực sự là một cảm giác hạnh phúc mà không từ ngữ nào đủ để diễn tả.
Tuy nhiên, mang thai không phải là một chuyện đơn giản. Có hàng tá vấn đề mà một bà mẹ sẽ phải đối mặt trong hơn 9 tháng mang thai để đảm bảo sức khỏe của chính mình và bào thai trong bụng.
Bạn có muốn một em bé sinh ra đủ tháng, với cân nặng đạt chuẩn? Bạn muốn con bạn không phải đối mặt với các nguy cơ bệnh lý ngay từ trong bụng mẹ và sinh ra thật khỏe mạnh? Bạn có muốn giảm các nguy cơ sẽ dẫn đến sinh mổ thay vì sinh thường?… Những điều quan trọng dưới đây có thể giúp cả hai mẹ con:
Những điều cần biết khi mang thai
Những điều này là cực kỳ quan trọng với một thai phụ, nhất là khi bạn đang mang thai lần đầu tiên trong cuộc đời.
1. Dấu hiệu mang thai
Bạn và chồng đang rất mong muốn có một đứa con, sự hứng thú quá mức có thể dễ dẫn đến nhầm lẫn các dấu hiệu mang thai cơ bản.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tự chuẩn đoán mang thai tại nhà là dùng que thử. Ra các hiệu thuốc gần nhà và mua chúng.
Bất cứ khi nào bạn có các triệu chứng bao gồm buồn nôn, đau lưng, thay đổi tâm trạng, đau ngực, ngực to hơn bình thường, thèm một số loại thực phẩm đặc biệt như đồ chua và chậm kinh. Hãy dùng que thử thai để xác nhận xem bạn có mang thai hay không.
Que thử mặc dù thường cho kết quả chính xác, nhưng đôi khi cũng có tỷ lệ sai sót nhất định. Áp dụng que thử với mẫu nước tiểu đầu tiên ngay khi bạn thức dậy vào buổi sáng, và dùng nhiều hơn một que thử sẽ giảm tỷ lệ sai sót vốn không cao này.
Nếu que thử cho thấy bạn không mang thai, nhưng các triệu chứng vẫn không dừng lại, đó là khi bạn nên đi khám các bác sĩ.
Bác sĩ có thể dễ dàng chuẩn đoán mang thai và phán đoán cơ bản về tuần thai của bạn.
2. Khám thai theo định kỳ
Nhiều cặp vợ chồng đi khám các bác sĩ sản khoa ngay cả trước khi có kế hoạch mang thai, điều này giúp đảm bảo rằng quá trình mang thai không có biến chứng và cơ thể người mẹ đã đủ sức khỏe cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Một khi bạn đã được xác nhận là đang mang thai, điều quan trọng là thực hiện khám thai theo định kỳ.
Lựa chọn một bác sĩ sản khoa có chuyên môn cao, khám định kỳ thai nhi ít nhất mỗi tháng một lần sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con. Họ cũng có thể theo dõi thai nhi, đưa ra những cảnh báo quan trọng và phương hướng xử lý cho bất cứ nguy cơ rủi ro nào.
3. Chú ý đến tiền xử bệnh lý trong gia đình
Chú ý đến bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng bao gồm cả gen di truyền. Rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể phát triển trên cơ thể em bé do thừa hưởng các gen bất thường từ bố mẹ, ông bà hoặc xa hơn nữa.
Nếu gia đình bạn có người xuất hiện các rối loạn di truyền, hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ trước khi bạn có kế hoạch mang thai.
Nếu bạn đã mang thai, và trong gia đình có người bị rối loạn di truyền trước đây, hãy nói chuyện với các bác sĩ để xem nên dùng những biện pháp nào để hạn chế và theo dõi xem nó có xuất hiện ở thai nhi hay không.
4. Tiêm phòng cho mẹ là cực kỳ quan trọng
Bạn nên tiêm phòng virus HPV vào khoảng 6 tháng trước khi có kế hoạch mang thai. Tiêm phòng cúm vào khoảng 2 tháng trước khi mang thai.
Trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên được tiêm phòng uốn ván.
5. Xác định tuổi thai
Mang thai được chia thành 3 giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn là 3 tháng mang thai. Mỗi ba tháng được gọi là một tam cá nguyệt. Và thai kỳ được chia thành 3 tam cá nguyệt.
Với mỗi giai đoạn, thai phụ lại có sự thay đổi trong sinh lý khác nhau dưới dạng thay đổi hooc môn, huyết áp, hô hấp và trao đổi chất.
Xác định chính xác tuổi thai có thể giúp các bà mẹ chuẩn bị sớm tâm lý cho sự thay đổi bên trong cơ thể và tính cách của bản thân. Nó cũng giúp những người chăm sóc có nhiều hơn sự thấu hiểu.
Tuổi thai cũng sẽ báo cho bạn biết ngày sinh nở chính xác và nếu có sai lệch thì cũng dao động không quá nhiều.
Tuổi thai có thể được tính bằng chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng với các bà mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì nên được chuẩn đoán tuổi thai bởi các bác sĩ.
Bác sĩ sẽ dùng máy siêu âm, đo chiều dài từ đỉnh đầu đến phần cuối mông của bào thai, kích thước này được gọi là chỉ số CRL và nó sẽ được dùng để xác định tuổi thai.
6. Chảy máu âm đạo trong thai kỳ
Chảy máu âm đạo thường chỉ diễn ra vào thời điểm đầu tiên của quá trình mang thai, khi trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng vào tử cung của người mẹ. Máu này thường có màu nâu hoặc hồng khác với màu đỏ thông thường của máu kinh nguyệt.
Máu âm đạo cũng có thể chảy ra và báo hiệu đã đến thời điểm sinh nở.
Ngoài ra, bất cứ vấn đề chảy máu âm đạo nào khác diễn ra trong thai kỳ đều báo hiệu các vấn đề bất thường và cần được thăm khám bởi các bác sĩ càng sớm càng tốt.
7. Tăng cân khi mang thai
Hầu hết các bà mẹ đều lo lắng về vấn đề tăng cân trong thai kỳ và mong muốn giảm cân ngay sau khi sinh.
Tuy nhiên, tăng cân là một triệu chứng rất bình thường trong thai kỳ, nó thậm chí còn có ý nghĩa quyết định sức khỏe của người mẹ và sự phát triển bình thường của bào thai.
Tăng cân nhiều hay ít phụ thuộc vào thể trạng của người mẹ và chỉ số BMI trước sinh của người mẹ.
Mục tiêu quan trọng hơn cân nặng là sức khỏe của em bé, vì thế bạn có thể ăn kiêng lành mạnh nhưng không bao giờ quên đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của em bé.
8. Ăn gì và không ăn gì?
Tham khảo thông tin chi tiết về vấn đề này trong các đường dẫn dưới đây:
- Phụ nữ mang thai ốm nghén nên ăn gì và ăn như thế nào?
- Phụ nữ mang thai 13 tuần nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Thai 12 tuần nên ăn gì và kiêng ăn gì thì tốt nhất?
- Thai 10 tuần tuổi nên ăn gì?
- Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
- 31 loại thực phẩm giàu vitamin B cho bà bầu
- 8 loại thực phẩm giàu vitamin K cho bà bầu
- 10 loại thực phẩm giàu vitamin A cho bà bầu
9. Tập thể dục
Thói quen vận động hàng ngày đảm bảo rằng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả và trơn chu hơn. Nếu bạn làm việc trong văn phòng và thường phải ngồi liên tục, hãy chú ý vận động nhẹ giữ giờ. Đi bộ mỗi ngày từ 20 – 30 phút để thư giãn và thả lỏng cả tinh thần và cơ thể.
Tập thể dục là cực kỳ quan trọng trong thai kỳ, nó giúp tăng sức chịu đựng của cơ bắp và giúp bạn dễ dàng đối mặt hơn với nhưng cơn đau đẻ. Theo các nghiên cứu khoa học, tập thể dục cũng giúp bào thai trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.
10. Những vấn đề khó chịu khi mang thai
Ốm nghén là một trong những vấn đề khiến các thai phụ cảm thấy khó chịu nhất. Thời gian này, thai phụ có thể cảm thấy buồn nôn, táo bón, thèm ăn… ảnh hưởng đến việc cân bằng chế độ dinh dưỡng.
Bà bầu cũng có thể cảm thấy đau lưng, đau ngực, đau hông và cảm giác nặng nề tăng dần theo số tuần thai.
Để hạn chế các vấn đề này, cách hiệu quả nhất là áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh cùng với các bài tập thể dục thường xuyên hàng ngày để nâng cao sức khỏe tổng quan toàn cơ thể.
Tham khảo: Phụ nữ mang thai ốm nghén nên ăn gì và ăn như thế nào?
11. Có nên đi du lịch khi mang thai?
Đi du lịch sẽ giúp bạn thư giãn và thả lỏng tinh thần, nhưng cũng mang lại những rủi ro nhất định trong thai kỳ.
Bạn có thể đi du lịch nhưng không nên đi những chuyến đi đường dài và ngắn ngày. Địa điểm thì nên chọn những vùng bằng phẳng, nhẹ nhàng, tránh leo núi và tắm biển có sóng lớn.
Nếu bạn có những tiền xử bệnh lý hoặc các vấn đề dưới đây thì không nên đi du lịch trong khi đang mang thai:
- Đã từng xảy thai
- Mang thai đôi hoặc nhiều hơn
- Huyết áp cao
- Tiểu đường thai kỳ
- Cổ tử cung chịu lực yếu
- Chảy máu âm đạo trong thai kỳ
- Tiền xử các vấn đề tiền sản khác
- Tiền xử về mang thai ngoài tử cung
- Được bác sĩ chỉ định là nghỉ ngơi để dưỡng thai.
Bạn cũng chỉ nên đi du lịch trong tam cá nguyệt thứ hai nghĩa là từ 4 đến 6 tháng tuần thai. Tránh đi vào tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) và tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng cuối).
12. Bỏ đi lo lắng về công việc
Mang thai có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn. Trên thực tế, rất nhiều bà mẹ mất việc sau khi sinh nở và hưởng chế độ thai sản.
Đừng quá lo lắng về điều này, con của bạn mới là quan trọng. Bạn có thể bắt đầu lại sự nghiệp sau vài năm khi con bạn đã có thể đi học.
13. Sẵn sàng sinh nở
Thảo luận với bác sĩ của bạn và tìm ra một bệnh viện phù hợp nơi mà bạn sẽ sinh con. Hầu hết các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên đều có khoa sản, sinh đẻ là cực kỳ phổ biến và không yêu cầu chuyên môn quá cao của các bác sĩ, tuy nhiên, nên chọn những bệnh viện lớn có chuyên môn cao để sẵn sàng với các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
14. Đau đẻ như thế nào?
Khi gần đến ngày dự sinh, bạn sẽ được các bác sĩ thông báo và bạn cần phải nghỉ việc trước khoảng từ 10 – 20 ngày dự sinh.
Dấu hiệu cơ bản của chuyển dạ là các cơn co thắt bụng, chúng tăng dần cường độ và nhịp điệu cho đến khi bạn sinh con.
Nước ối cũng chảy ra ngoài âm đạo nếu túi ối bị vỡ, và bạn cần phải được bác sĩ giúp đỡ càng sớm càng tốt nếu vỡ ối.
15. Mua sắm đồ trước sinh
Bạn nên chuẩn bị quần áo, chăn màn, bình sữa… để sẵn sàng cho em bé ngay sau khi sinh. Thao khảo danh sách các đồ dùng cần thiết cho bé tại đây.
16. Học hỏi thêm các thông tin để chăm sóc tốt một đứa trẻ sơ sinh
Sau khi sinh, bạn đã trở thành một người mẹ. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc nhưng kèm theo nó cũng là rất nhiều vấn đề gây ra áp lực. Hãy tìm hiểu các kỹ năng cơ bản để chăm sóc trẻ sơ sinh từ ngay bây giờ để không quá bỡ ngỡ về “công việc” mới của bạn.