Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày? đó là điều mà hầu như gia đình nào cũng đã từng tự hỏi và thắc mắc. Nếu bạn cũng đang trong tình huống này, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời chính xác ngay sau đây.
Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?
Với những người lần đầu làm cha làm mẹ, mọi thứ liên quan đến việc chăm sóc em bé đều khá khó khăn. Trẻ lớn lên từng ngày, thay đổi liên tục, vì thế luôn có những thách thức mới, nhiệm vụ mới đối với cha mẹ.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất đó chính là : cho trẻ ăn dặm. Ngay cả với những người đã có kinh nghiệm nuôi bé sơ sinh cũng phải dễ dàng.
Hầu như ai cũng sẽ từng băn khoăn : Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?
Điều này tùy thuộc vào độ tuổi của em bé, lịch trình sinh hoạt chung của em bé và của cả gia đình. Không có thời điểm nhất định bắt buộc phải tuân theo. Tuy nhiên, cũng có những nguyên tắc nhất định, chẳng hạn như :
- Mỗi bữa ăn dặm nên cách nhau 2,5-3 giờ.
- Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (sáng sớm) hoặc quá muộn (tối khuya).
Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên cho trẻ ăn 1 bữa/ngày. Sau đó tăng lên 2 bữa/ngày (sáng và chiều tối). Tháng tiếp theo tăng lên 3 bữa/ngày. Và khi gần được 1 tuổi, nên cho trẻ ăn 3 bữa chính/ngày và 2 bữa ăn phụ xen kẽ ở giữa.
Xem thêm >>> Hướng dẫn chi tiết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên khoa học nhất.
Dưới đây là lịch trình cho trẻ ăn dặm, nó mang tính chất tham khảo, các gia đình có thể lấy đó làm cơ sở để lên kế hoạch riêng cho con của mình.
Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi
– 6h sáng thức dậy : sữa mẹ/sữa bột
– 7h30 – 8h : 2-3 muỗng trái cây hoặc rau củ nghiền
– 11h30-12h30 : bột/cháo ăn dặm
– 15h30-16h : 2-3 muỗng trái cây hoặc rau củ nghiền
– 18h-19h : bột/cháo ăn dặm
– 21h : sữa mẹ/sữa bột
Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi
– 6h sáng thức dậy : sữa mẹ/sữa bột
– 7h30-8h : bột/cháo ăn dặm
– 10h : trái cây hoặc rau củ nghiền
– 12h30 : bột/cháo ăn dặm
– 15h30 : trái cây hoặc rau củ nghiền
– 19h-20h : bột/cháo ăn dặm
– 21h : sữa mẹ/sữa bột
Xem thêm >>> Cho trẻ ăn dặm đúng cách với 5 bước đơn giản và hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
- Đừng cho trẻ uống sữa bò khi chưa được 1 tuổi, sữa chua thì ok. Ngoài ra, cũng nên tránh mật ong, vì nó có thể chứa bào tử gây ngộ độc.
- Không bao giờ cho trẻ ăn các loại trái cây hoặc các loại thực phẩm quá cứng, dạng hạt cứng, vì nó có thể khiến trẻ bị tắc nghẽn, vô cùng nguy hiểm. Nếu cho trẻ ăn, hãy nấu mềm hoặc cắt chúng với kích cỡ nhỏ.
- Khi giới thiệu một loại thực phẩm ăn dặm mới, hãy đợi 2-3 ngày để kiểm tra bất kỳ phản ứng dị ứng nào.
- Nên cho bé ăn dặm trong một môi trường yên tĩnh và dễ chịu.
- Luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lưu ý, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, không như trẻ lớn và người trưởng thành.
- Tránh bánh quy vì chúng chứa bột tinh luyện, chất bảo quản và đường bổ sung.
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường tinh chế, muối, chứa calo rỗng.
- Luôn rửa tay trước khi cho em bé ăn.
- Không cho trẻ tắm hoặc chơi ngay sau khi vừa ăn dặm xong, vì điều này sẽ khiến trẻ bị tức bụng và có thể bị nôn trớ. Hãy để cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng sau khi ăn.
Xem thêm >>> Có nên cho trẻ ăn dặm sớm và nên cho trẻ ăn dặm khi nào?.
Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, thắc mắc : “Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?” của bạn đã được giải tỏa hoàn toàn. Chúc em bé của bạn luôn được khỏe mạnh nhé!