Mang thai tháng đầu: Những điều quan trọng KHÔNG THỂ BỎ QUA

Nhiều thông tin quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết có thai, tìm hiểu xem thai nhi hình thành như thế nào, và những điều quan trọng bạn CẦN BIẾT – CẦN LÀM khi MANG THAI THÁNG ĐẦU TIÊN

Về cơ bản, hầu hết mọi người không hề biết họ mang thai trong tháng đầu tiên của thai kỳ.

Các bác sĩ tính tháng đầu tiên kể từ thời điểm cuối cùng của kỳ kinh nguyệt gần nhất. Vì thế, trong khoảng hai tuần đầu sau kỳ kinh nguyệt bạn chắc chắn không thể đang mang thai.

Sau khoảng hai tuần đầu, vào thời giữa của chu kỳ kinh nguyệt, bạn bắt đầu bước vào giai đoạn rụng trứng, tinh trùng bắt đầu kết hợp với trứng và bắt đầu tạo ra bào thai.

Chuyện gì xảy ra với em bé của bạn khi bạn mang thai tháng đầu tiên? Cùng MKCC tìm hiểu nhé!

Khởi đầu mang thai

Ngay khi trứng kết hợp với tinh trùng, nó bắt đầu phát triển bằng việc phân chia tế bào. Những tế bào này tạo thành một nhóm gọi là zygote.

Trong quá trình kéo dài khoảng vài ngày, zygote đi xuống ống dẫn trứng và vào trong tử cung. Giống như mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung trở nên mềm xốp với đầy chất dinh dưỡng – tạo thành nơi lý tưởng cho việc cấy ghép các hợp tử.

Một khi zygote tự cấy vào thành tử cung, cơ thể bạn sẽ nhận biết rằng bạn mang thai và khiến chấm dứt kỳ kinh nguyệt.

Khi các zygote được cấy vào thành tử cung, nó được gọi là phôi nang. Phôi nang trong thời điểm này chỉ có kích thước cỡ hạt gạo với rất nhiều các tế bào.

Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng các cơ quan của một em bé đã bắt đầu phát triển ngay từ thời điểm này.

Mang thai tháng đầu: Triệu chứng

Đối với nhiều phụ nữ, dấu hiệu đầu tiên mang thai là mất kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số cũng có những triệu chứng khác xuất hiện trước khi đến kỳ kinh tiếp theo. Các triệu chứng dạng này thường rất dễ vì gần giống như triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều
  • Chuột rút
  • Người mệt mỏi
  • Sưng ngực
  • Đau ngực
  • Lo lắng bồn chồn

Một số phụ nữ thậm chí còn biết mình mang thai chỉ vài giờ sau khi thụ thai, trong khi nhiều người khác không cảm thấy bất cứ điều gì cho đến kỳ kinh tiếp theo.

Mang thai tháng đầu: Những điều cần biết

Những tuần đầu tiên của thai kỳ là rất quan trọng, nó là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của bào thai hay em bé trong tương lai.

Nhưng vì hầu hết phụ nữ không nhận ra họ đang mang thai trong khoảng thời gian này, vậy nên bất cứ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh đẻ, hoặc đang có kế hoạch sẵn sàng mang thai, nên được bổ sung axit folic.

Axit folic giúp ngăn ngừa u nang và các khuyết tật thần kinh khác. Omega 3 với DHS cũng rất quan trọng để giúp phát triển trí não, mắt và tim của thai nhi.

Nếu bạn đang cố gắng để mang thai, bạn nên thực hiện tất cả những gì có lợi cho mang thai như thực phẩm lành mạnh, và tránh những điều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bào thai trong bụng.

Que thử thai là một cách đơn giản để bạn nhanh chóng phát hiện mang thai tại nhà, tuy nhiên việc xác nhận bởi một bác sĩ sản khoa luôn luôn là cần thiết. Bất cứ khi que thử thai cho kết quả hai vạch hoặc ngay cả khi que thử một vạch nhưng bạn rất tin tưởng là mình đang mang thai, đều cần đi khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khám thai lần đầu rất quan trọng, các bác sĩ có thể nhận biết sớm những bất thường ở người mẹ hay thai nhi để đưa ra phương hướng giải quyết hoặc tư vấn cho bạn những điều nên và không nên trong khoảng thời gian sắp tới.

Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc kèm lo lắng sau khi được xác nhận mang thai. Nhưng đừng quá căng thẳng. Chỉ cần khám thai định kỳ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, rủi ro gần như là không đáng kể.

Mang thai tháng đầu: Những điều cần làm

Sẵn sàng và bắt đầu khám thai lần đầu tiên là việc nên làm đầu tiên khi bạn nhận thấy chậm kinh quá một tuần. Ngoài ra, cũng cần chú ý một số yếu tố quan trọng khác để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bao gồm:

NGHỈ NGƠI:

Người mẹ mang thai tháng đầu cần nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là nằm ỳ trên dường suốt cả ngày trừ khi được yêu cầu bởi các bác sĩ.

Bạn cần ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, không hoạt động liên tục trong thời gian dài, tránh các hoạt động mạnh hoặc có thể ảnh hưởng đến tử cung của bạn.

Tránh căng thẳng và nên giảm áp lực trong công việc. Mang thai là khó khăn và bất cứ áp lực nào quá mức cũng có thể khiến bạn bị trầm cảm.

DINH DƯỠNG:

Giữ chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ protein và chất xơ. Bạn cần ăn thịt động vật và gia cầm, hạn chế ăn nhiều thịt mỡ vì thừa cân có thể gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến thai nhi.

Ăn nhiều rau xanh để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giữ cơ thể thoải mái, mát mẻ sẽ giúp bạn sống và mang thai khỏe mạnh hơn.

Bạn cũng có thể bắt đầu dùng các loại vitamin bổ sung, canxi và sắt nhưng nên theo hướng dẫn của các bác sĩ.

SỨC KHỎE:

Nếu bạn là một phụ nữ khỏe mạnh, đừng lo lắng, mang thai không có nhiều rủi ro như bạn nghĩ.

Nếu bạn có tiền xử về xảy thai, thai lưu ngoài tử cung, phẫu thuật hoặc các bệnh lý liên quan đến tử cung khác. Bạn cần cho các bác sĩ biết các vấn đề của bạn và yêu cầu những lời khuyên tốt nhất.

Mang thai tháng đầu: Triệu chứng cần chú ý

Bạn có thể bắt đầu ốm nghén ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Chúng là bình thường và hầu hết chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà ít khi là một vấn đề y tế đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu bạn có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ sản khoa:

  • Đau bụng dữ dội
  • Đau bụng kèm nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
  • Dịch âm đạo nhiều kèm mùi khó chịu
  • Đau đớn khi đi tiểu
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Sốt cao
  • Buồn nôn không thể kiểm soát và nôn nhiều hơn 5 lần một ngày.

Cuối cùng, chào mừng bạn đã bắt đầu cuộc sống của một người mẹ. 9 Tháng tiếp theo là những thách thức cực kỳ mới lạ, những niềm vui đáng kinh ngạc mà chắc chắn bạn chưa bao giờ có thể nghĩ tới. Tham khảo hướng dẫn theo từng tuần thai để chăm sóc em bé của bạn tốt hơn.