Mang thai tháng cuối bụng căng cứng nguyên nhân là do đâu?

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng là một hiện tượng khá phổ biến, kèm theo đau bụng nhẹ và một số khó chịu khác ở trong bụng. Mức độ nặng nhẹ là khác nhau tùy vào cơ thể mỗi bà bầu và vấn đề mà họ gặp phải.

Nguyên nhân mang thai tháng cuối bụng căng cứng

1. Tử cung giãn nở.

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho các bà bầu cảm thấy bụng bị căng cứng.

Em bé càng lúc càng phát triển trong tử cung và vì thế tử cung phải giãn nở rộng ra cho phù hợp với kích thước của em bé.

Không chỉ vậy, lượng nước ối cũng tăng lên cũng gây áp lực cho bụng.

Tử cung càng giãn, em bé càng lớn thì càng áp lực lên vùng bụng. Để nâng đỡ em bé thì phần cơ bụng phải căng cứng lên mới có thể chịu được sức nặng này.

Nó thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 2 và mức độ trở nên nặng hơn một chút vào những tháng cuối cùng của thai kỳ.

Không chỉ cứng vùng bụng mà bạn cũng sẽ cảm thấy đau bụng nhẹ và xuất hiện những vết rạn da.

2. Xương bào thai phát triển.

Bộ xương của bào thai cũng sẽ cứng và dài hơn trong quá trình phát triển. Khá nhiều em bé còn đạp, đá vào bụng mẹ.

Để giảm thiểu sự tác động này, cơ bụng của người mẹ phải căng lên, cứng rắn hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường không có gì đáng lo.

3. Béo phì.

Không rõ vì sao nhưng những phụ nữ gầy thì thường cứng bụng trong những tháng đầu của thai kỳ.

Còn những chị em bị béo phì, thừa cân thì thường căng cứng bụng trong những tháng cuối thai kỳ.

Xem thêm : Bà bầu bị đau bụng đi ngoài : nguyên nhân và cách điều trị.

4. Táo bón.

Một nguyên nhân khác nữa cũng phổ biến không kém, đó chính là do chế độ ăn uống không lành mạnh dẫn đến táo bón nặng.

Mặc dù táo bón là triệu chứng điển hình khi mang thai song nếu ăn uống tốt thì có thể giảm thiểu được nó.

Táo bón không chỉ làm bụng căng cứng mà còn khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau nhẹ ở bụng.

5. Căng thẳng.

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng còn có thể do áp lực tinh thần khi sắp sinh. Khi người mẹ bị căng thẳng quá mức sẽ khiến cho hoạt động tiêu hóa trở nên kém đi, dạ dày bị co thắt lại, cảm giác căng cứng.

Đôi khi, nó có thể là dấu hiệu sớm của việc sắp sinh. Hầu hết bà bầu sắp sinh sẽ bị căng cứng bụng; nhưng không phải tất cả trường hợp bụng căng cứng là sắp sinh em bé.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến và bình thường kể trên. Mang thai căng cứng bụng còn có thể do những nguyên nhân nghiêm trọng khác, ví dụ như :

  • Hoạt động thể thao quá mức.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Rối loạn hoạt động của một số cơ quan, nội tạng như : gan, tuyến tụy, dạ dày, ruột, bàng quang, trực tràng,…
  • Chấn thương vùng bụng.

Xem thêm : Bà bầu bị căng cứng bụng : nguyên nhân và cách điều trị.

Phải làm gì khi mang thai tháng cuối bụng căng cứng?

Mặc dù rất khó để ngăn ngừa triệu chứng này khi mang thai nhưng bạn có thể giảm bớt nó bằng cách :

  • Ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ.
  • Tránh đồ uống giải khát, nhiều đường và có gas.
  • Mát xa vùng bụng mỗi ngày.
  • Tập hít thở đều đặn, chuẩn bị cho việc sinh đẻ.
  • Thể dục nhẹ mỗi ngày.
  • Cố gắng thư giãn, nghỉ ngơi, tránh xa các yếu tố gây stress.

Tuy nhiên, nếu thấy có những biểu hiện sau kèm theo, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt :

  • Bụng phình to bất thường.
  • Nôn ra máu.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Ngất xỉu.
  • Chảy máu ở trực tràng.
  • Tiêu chảy.
  • Không ăn uống được.
  • Vàng da, da nhợt nhạt.

Xem thêm : Đau bụng trên khi mang thai phải làm sao ?.


Hầu hết mang thai tháng cuối bụng căng cứng là chuyện bình thường, không có gì nghiêm trọng nên không cần quá lo lắng. Nếu thấy có triệu chứng gì bất thường hoặc dấu hiệu sắp sinh thì bạn nên đến bệnh viện sớm bạn nhé!