Mang thai đói bụng liên tục là một hiện tượng khá phổ biến, xảy ra tại bất kì giai đoạn nào trong thai kỳ. Vậy nguyên nhân là do đâu và làm sao để giải quyết tình trạng này. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
Vì sao mang thai đói bụng liên tục?
1. Thai nhi tăng trưởng nhanh.
Bước sang giai đoạn thứ 2 hoặc thứ 2, em bé tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc. Do đó, bạn cần phải ăn nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của em bé.
Nếu không ăn uống đủ, điều này sẽ gây bất lợi cho cả người mẹ lẫn thai nhi.
2. Uống quá nhiều nước.
Nước là chất lỏng cần thiết, luôn phải được bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên uống quá nhiều nước sẽ làm bạn cảm thấy no trước mắt, từ đó ăn ít hơn, dẫn đến đói nhanh chóng sau khi ăn.
Dư thừa nước sẽ làm giãn lớp dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
3. Ăn nhiều thức ăn cay.
Thức ăn nhiều gia vị sẽ làm kích thích lớp lót dạ dày, gây đau bụng nhẹ, giảm khả năng ăn uống.
Ăn quá nhiều đồ cay sẽ làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày, sự đau do loét dạ dày này ở mức nhẹ gần giống với cảm giác đói bụng cồn cào.
4. Thay đổi hormone.
Mang thai sẽ làm thay đổi đáng kể lượng hormone trong cơ thể. Chính điều này đã kích thích sự thèm ăn của bạn. Khiến bạn cảm thấy đói bụng liên tục, đói cồn cào như thể chưa ăn gì.
Xem thêm : Có thai mấy tháng thì ốm nghén và biểu hiện ra sao?
5. Ăn ít so với nhu cầu.
Khi mang thai, bạn đang phải ăn cho hai người, mặc dù không có nghĩa là phải ăn lượng gấp đôi nhưng vẫn phải ăn nhiều hơn so với bình thường.
Mặc dù bạn đã ăn những bữa ăn khá đầy đủ nhưng bạn vẫn cần phải ăn một số món ăn vặt, món ăn nhẹ thường xuyên trong suốt cả ngày.
6. Ăn nhanh, nhai không kỹ.
Ăn quá nhanh sẽ khiến bộ não vẫn chưa kịp kích hoạt các trung tâm bảo dưỡng, tức là cảm giác đói chưa bị ức chế (vẫn cảm thấy đói).
Nhai không kỹ sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Nói cách khác dù bạn đã ăn nhiều thức ăn nhưng lại hấp thụ được ít, và như thế không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cả hai mẹ con.
7. Ăn ít chất xơ.
Chất xơ không khó tiêu nhưng nó không thể được hấp thụ bởi cơ thể và nó cũng tồn tại lâu trong dạ dày.
Chất xơ làm chậm sự hấp thụ thực phẩm, tăng lượng glucose trong máu, từ đó tăng cường cảm giác no đủ.
Nếu ăn nhiều chất xơ hơn thì bạn sẽ cảm thấy ít bị đói bụng hơn, đồng thời cũng ít bị táo bón hơn.
8. Tác dụng phụ của thuốc.
Một số loại thuốc đường uống như corticosteroid, somatropin có thể khiến phụ nữ mang thai đói bụng liên tục.
Một chất kích thích như rượu hoặc cần sa cũng làm tăng sự thèm ăn.
9. Bệnh tật.
Sự thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng hormone insulin có thể gây ra vấn đề này. Hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
10. Ký sinh trùng.
Nhiễm giun sán cũng sẽ làm tăng sự thèm ăn, bởi vì những ký sinh trùng này “ăn cắp” chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến sự thiếu hụt.
11. Căng thẳng.
Những người chịu nhiều áp lực, căng thẳng thường thường hay bị đói và thèm ăn liên tục; bởi vì nó kích thích cơ thể phải ăn nhiều để chống lại stress, để tồn tại.
Mang thai là một quá trình có rất nhiều căng thẳng và cũng vô cùng mệt mỏi; vì việc cảm thấy đói liên tục là bình thường.
Xem thêm : Bà bầu nên ăn gì?
Mang thai đói bụng liên tục phải làm sao?
-Chia nhỏ bữa ăn.
Mỗi ngày bạn nên ăn 5 bữa với 3 bữa chính đầy đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đói và dạ dày không quá đầy ụ.
-Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng.
Nên chọn những thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo. Hạn chế ăn những thức ăn giàu calo nhưng nghèo dinh dưỡng, ví dụ như nước ngọt, cola, bánh mì trắng, bim bim,…
-Ăn vặt thường xuyên.
Ăn vặt là cách đơn giản nhất để thỏa mãn cơn đói, hãy luôn mang theo một giỏ đồ ăn vặt ưa thích bên mình.
Tuy nhiên tránh những đồ ăn nhanh, chế biến sẵn mà hãy chọn trái cây, hạt óc chó, sữa chua, hạnh nhân hoặc socola.
Xem thêm : Bà bầu không nên ăn gì?
-Ăn chậm nhai kỹ.
Cố gắng ăn chậm nhai kỹ thức ăn, để não có đủ thời gian để nhận biết bạn đã no đủ, đồng thời giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Uống đủ nước nhưng tránh uống quá nhiều, đặc biệt ngay trước và sau khi ăn.
-Tăng cường chất xơ.
Chất xơ giúp bạn cảm thấy no đủ hơn và cũng sẽ giúp giảm bớt chứng khó tiêu, táo bón thường gặp khi mang thai.
Các bà bầu đói về đêm là khá phổ biến, không nên nhịn đói mà hãy ăn nhẹ một món nào đó dễ tiêu, sau đó quay trở lại giấc ngủ.
Xem thêm : Các loại rau bà bầu không nên ăn nhiều trong suốt thai kì.
Đừng quá lo lắng nếu bạn đang mang thai đói bụng liên tục, không chỉ riêng bạn mà bất kì bà bầu nào cũng có thể gặp phải. Hãy áp dụng những mẹo trên để giúp bạn cảm thấy hết đói và có đủ dinh dưỡng cho em bé. Còn nếu vẫn không hết đói, liên tục đói cồn cào kể cả ngay khi vừa ăn xong thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ bạn nhé!