Lịch tiêm phòng cho trẻ mới nhất 2019

Tiêm vắc xin không phải là một lần ngay sau khi sinh mà cần phải được chia làm nhiều đợt, với mỗi loại khác nhau. Dưới đây là Lịch tiêm phòng cho trẻ mới nhất 2017, bạn nên tham khảo.

Lợi ích của tiêm chủng vắc xin

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình luôn được an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin là một cách hiệu quả để giúp con ngăn ngừa được các bệnh, thậm chí là bảo vệ con cả đời.

Vắc xin là một kháng nguyên (thực chất là các vi sinh vật đã suy yếu hoặc giảm bớt độc tố) được đưa vào cơ thể, để kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại nó.

Với những kháng thể này, cơ thể sẽ có khả năng chống lại bất kì các bệnh nhiễm trùng trong tương lai.

Tiêm chủng không chỉ tốt cho con mà còn vì lợi ích chung của cộng đồng. Bởi vì nó cũng giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và phát triển thành dịch.

Sự ra đời của vắc xin đã giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ trẻ nhiễm bệnh và tử vong do các bệnh. Chính vì thế, tiêm phòng là một hoạt động được tất cả các quốc gia áp dụng hàng năm.

Tùy vào mỗi quốc gia và mỗi loại vắc xin; con của bạn sẽ được đề nghị (khuyến cáo) hoặc bắt buộc phải tiêm vắc xin theo một lịch trình có sẵn.

Xem thêm : Tiêm phòng cho trẻ em : 6 câu hỏi thường gặp.

Lịch tiêm phòng cho trẻ

Có những loại vắc xin chỉ cần 1 liều nhưng cũng có loại phải cần nhiều liều để đạt hiệu quả tối đa hoặc để cơ thể đáp ứng đủ khả năng miễn dịch hoặc thúc đẩy phản ứng miễn dịch mất dần theo thời gian.

Hầu hết các mũi tiêm phòng đều nằm trong khoảng 24 tháng đầu đời của đứa trẻ.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ em càng phát triển và phức tạp hơn do có nhiều loại vắc xin mới ra đời. Tùy vào mỗi quốc gia, sẽ có lịch trình khác nhau nhưng cũng không đáng kể

Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ em 2019 tại Việt Nam, bạn nên tham khảo :

+Sau khi sinh :

  • BCG.
  • HepB (mũi thứ 1).

+2-3 tháng tuổi :

  • HepB (mũi thứ 2).
  • RV (mũi thứ 1).
  • DTaP (mũi thứ 1).
  • Hib (mũi thứ 1).
  • PCV (mũi thứ 1).
  • IPV (mũi thứ 1).

+4-5 tháng tuổi :

  • RV (mũi thứ 2)
  • DTaP (mũi thứ 2).
  • Hib (mũi thứ 2).
  • PCV (mũi thứ 2).
  • IPV (mũi thứ 2).

+6-12 tháng tuổi :

  • HepB (mũi 3), có thể kéo dài đến 18 tháng tuổi.
  • RV (mũi thứ 3), tùy trường hợp.
  • DTaP (mũi thứ 3).
  • Hib (mũi thứ 3), tùy trường hợp.
  • PCV (mũi thứ 3).
  • IPV (mũi thứ 3), có thể kéo dài đến 18 tháng tuổi.

+1 năm tuổi :

  • Hib (mũi tăng cường).
  • PCV (mũi thứ 4).
  • MMRV (mũi thứ 1).
  • HepA, có thể kéo dài đến 24 tháng tuổi.

+15-18 tháng tuổi :

  • DTaP (mũi thứ 4).

+4-6 năm tuổi :

  • DTaP (mũi thứ 5).
  • MMRV (mũi thứ 2).

Mô tả vắc xin :

  • HepB : chống viêm gan B.
  • RV : chống rotavirus gây ra tiêu chảy.
  • DTaP : chống lại bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván.
  • Hib : ngăn bệnh viêm màng não.
  • PCV : chống lại bệnh phế cầu.
  • IPV : chống bại liệt.
  • MMRV : chống bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu.
  • HepA : chống viêm gan A.

Ngoài những vắc xin cơ bản trên, tùy vào sức khỏe của mỗi trẻ và hoàn cảnh gia đình, bố mẹ có thể con tiêm hoặc uống thêm một số loại vắc xin bổ sung khác như :

  • Vắc xin phòng cúm.
  • Vắc xin tả.
  • Vắc xin thương hàn.
  • Vắc xin phòng HPV.

Xem thêm : 11 cách giảm đau khi tiêm phòng cho bé cực hiệu quả.


Đừng quá lo lắng với lịch tiêm phòng cho trẻ trông khá phức tạp này, bạn sẽ không phải nhớ một mình, bất kì gia đình nào cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế. Đừng quên chú ý theo dõi thông tin về chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được tổ chức hàng năm bạn nhé!