Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là không hề hiếm gặp, hầu hết các trường hợp là bình thường và không có gì nghiêm trọng. Khi trẻ lớn lên, bao quy đầu sẽ dần tự nới lỏng ra. Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp bắt buộc phải điều trị khẩn cấp để tránh rủi ro cho cơ thể.
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu quá chặt khi kéo trở lại trên đầu dương vật (qui đầu).
Hẹp bao quy đầu là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi, nhưng với trẻ lớn hơn, nó có thể là hậu quả của tình trạng da gây sẹo. Mặc dù vậy, nó thường không phải là một vấn đề, trừ khi nó gây ra các triệu chứng bất thường.
Điều trị ngay lập tức là điều cần thiết trong trường hợp hẹp bao quy đầu gây ra các vấn đề như khó đi tiểu hoặc nhiễm trùng.
Hầu hết các bé trai sẽ không bị cắt bao quy đầu, da bọc qui đầu sẽ không kéo lại (rút lại) vì nó vẫn còn dính vào các qui đầu.
Điều này là hoàn toàn bình thường trong khoảng 6 năm đầu tiên cuộc đời. Vào khoảng 2 tuổi, bao quy đầu sẽ dần trở nên tách ra một cách tự nhiên khỏi ra các quy đầu. Một số ít trường hợp có thể muộn hơn chút.
Chính vì thế, nếu bạn thấy bé sơ sinh nhà mình bị hẹp quy đầu cũng đừng vội lo lắng. Hãy để tự nhiên, dần dần bao quy đầu sẽ tự nới lỏng ra và trở nên bình thường.
Bố mẹ không nên cố gắng kéo bao quy đầu của bé trước khi nó sẵn sàng vì điều này có thể gây đau đớn và làm tổn thương bao quy đầu.
Xem thêm >>> Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ : nguyên nhân và cách chữa trị.
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm?
Hẹp bao quy đầu thường không phải là vấn đề, trừ khi nó gây ra các triệu chứng như mẩn đỏ, đau nhức hoặc sưng tấy.
Nếu bé sơ sinh của bạn khóc lóc khi đi vệ sinh, cảm giác như bị đau và bị viêm, thì rất có thể bé bị viêm đầu dương vật (hiếm gặp đối với sơ sinh).
Triệu chứng khác bao gồm một lớp dịch tiết dày bên dưới bao quy đầu. Nếu cả hai qui đầu và da bọc qui đầu đều bị viêm, nó được gọi là viêm balanoposthitis.
Lúc này, bố mẹ nên đưa con bạn đến gặp bác sĩ nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có những loại triệu chứng này.
Hầu hết các trường hợp viêm có thể dễ dàng trị khỏi bằng cách kết hợp thói quen vệ sinh tốt, dùng kem hoặc thuốc mỡ và tránh các chất kích thích dương vật.
Nước tiểu có thể kích thích gây ra viêm nếu nó được giữ lại (bị tồn đọng) trong thời gian dài dưới bao quy đầu, vì vậy nếu có thể bạn nên rút bao quy đầu để rửa các quy đầu.
Xem thêm >>> Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh sau 3 tháng tuổi.
Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh không cần phải điều trị gì cả, cứ để tự nhiên như vậy. Theo thời gian, vấn đề sẽ tự giải quyết, không cần can thiệp, nhưng điều quan trọng là phải vệ sinh sạch sẽ và luôn quan sát để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.
Phẫu thuật có thể là cần thiết nếu một đứa trẻ bị viêm nặng hoặc bao quy đầu thắt chặt quá mức gây khó khăn trong việc đi tiểu.
– Cắt bao quy đầu (phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc tất cả các bao quy đầu) sẽ được xem xét nếu các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Cách này có những rủi ro nhất định như : chảy máu và nhiễm trùng, tuy nhiên điều này là ít xảy ra và nếu có thì thường là nhẹ.
Điều này có nghĩa là phương pháp phẫu thuật thường chỉ được khuyến cáo như là phương sách cuối cùng, mặc dù đôi khi nó có thể là lựa chọn điều trị tốt nhất và duy nhất.
Điều quan trọng là phải vệ sinh dương vật thường xuyên để tránh các nguy cơ. Cụ thể là :
- Nhẹ nhàng rửa dương vật bằng nước ấm mỗi ngày trong khi tắm.
- Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu và rửa bên dưới, không kéo quá mạnh vì nó có thể gây đau đớn và gây hại cho em bé.
- Sử dụng loại xà bông nhẹ hoặc không có mùi thơm để giảm nguy cơ kích ứng da.
Xem thêm >>> Tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào là tốt nhất?.
Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và cách điều trị thích hợp nhất.