Nhiều chị em phụ nũ đang mong ngóng có con, thấy đau tức bụng dưới sẽ thắc mắc không biết có phải mình có thai không? Vậy đau căng tức bụng dưới có phải có thai hay là dấu hiệu bệnh lý. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?
Câu trả lời cho thắc mắc này của chị em là “Có”. Sau khi quan hệ tình dục có xuất tinh, tinh trùng gặp được trứng, sự thụ tinh sẽ bắt đầu diễn ra. Trứng được thụ tinh sẽ đi về phía buồng tử cung và bắt đầu làm tổ ổn định tại đây.
Quá trình làm tổ thường kéo dài trong 7-10 ngày. Lúc này, các tế bào phôi thai sẽ bám chặt vào thành tử cung hình thành nên nhau thai – là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ bầu truyền sang cho thai nhi. Việc này có thể sẽ khiến chị em có cảm giác đau bụng dưới lâm râm, tưng tức.
Đọc thêm: Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Bụng dưới căng kèm theo các dấu hiệu nào để biết có thai?
Ngoài hiện tượng bụng dưới căng thì các dấu hiệu có thai sớm như sau:
- Chậm kinh: Khi trứng đã được thụ tinh thì chu kỳ sẽ không còn xuất hiện nữa, hiện tượng chậm kinh xuất hiện.
- Máu báo thai: Máu ra rất ít màu hồng hoặc nâu xuất hiện sau khi trứng đã được thụ tinh trong khoảng từ 7 – 14 ngày. Máu chỉ ra không quá 3 ngày.
- Căng tức ngực.
- Chuột rút: Thường xuất hiện sau khi trứng được thụ tinh thành công trong khoảng 7 – 12 ngày.
- Các dấu hiệu khác như ốm nghén, táo bón, xì hơi, tâm trạng thay đổi thất thường….
Để chắc chắn có thai hay không chị em nên tới cơ sở y khoa để thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất.
Xem thêm: Đau bụng âm ỉ khi mang thai : những nguyên nhân có thể xảy ra
Tức bụng dưới có thể là dấu hiệu bệnh lý ở phụ nữ:
Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu nhận biết sơm mình có thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp đau bụng dưới cũng là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý ở phụ nữ như:
- Sỏi thận: Cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện khá nhẹ ngay vùng dưới xương sườn. Khi sỏi di chuyển về phía niệu quản chị em sẽ bắt đầu thấy đau lâm râm vùng bụng dưới.
- Hội chứng kích thích ruột: Đây là biểu hiện của việc người bệnh bị rối loạn tiêu hóa mãn tính. Đặc biệt những ai thường xuyên bị táo bón, đầy hơi, tiêu chảy.
- Nhiễm trùng đường tiểu: Bạn có cảm giác đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục, khi đi tiểu có cảm giác nóng ran, đau rát.
- Đau dạ dày: Người bệnh đau dạ dày thường bị đau tức bụng, cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng trước hoặc sau bữa ăn.
- Sắp đến ngày kinh nguyệt: Gần tới chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh mẽ để đẩy máu kinh ra ngoài. Qúa trình này khiến nhiều chị em bị đau bụng dưới hay còn gọi là đau bụng trước kỳ kinh nguyệt.
- Viêm vùng chậu: Ngoài vùng chậu thì việc bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục như vòi trứng, buồng trứng, tử cung cũng khiến chị em bị đau bụng dưới.
- U xơ tử cung: Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng u xơ tử cung có thể khiến chị em thấy đau tức bụng dưới, ra máu kinh nhiều, nếu không được chữa trị kịp thời u xơ sẽ biến đổi thành u ác tính hoặc ung thư tử cung, ung thư buồng trứng.
- U nang buồng trứng: Khối u hình thành sẽ cản trở quá trình rụng trứng gây đau bụng dưới và rối loạn chu kỳ kinh ở phụ nữ.
Tham khảo: Mang thai ra máu nhưng không đau bụng nguyên nhân do đâu?
Tức bụng dưới là một trong nhiều dấu hiệu có thai sớm nhưng không phải chị em nào có biểu hiện này cũng đồng nghĩa với việc sắp làm mẹ. Trong một vài trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề bên nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám chuẩn đoán đúng bệnh để có phương pháp điều trị tốt nhất.