Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay, trong đó đau đầu nhũ hoa là một trong những biểu hiện đầu tiên… khiến không ít chị em hoang mang và lo lắng.
Hãy cùng Mẹ Khéo Chăm Con tìm hiểu và giải đáp kĩ hơn về những biểu hiện đau đầu nhũ hoa khi mang thai ở bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân khiến đầu nhũ hoa đau khi mang thai là do sự tăng sinh qua nhiều hormone nội tiết ở phụ nữ. Các hormone này kích thích mô tuyến vú nở ra khiến bà bầu căng cứng ngực và đau nhức.
Hiện tượng đau đầu nhũ hoa gần giống với cảm giác đau nhức ngực khi gần đến thời kì kinh nguyệt nhưng mức độ đau nhiều hơn.
Nguyên nhân thứ 2 là do sự lớn dần của thai nhi khiến cho dạ dày và cơ hoành bị ép lại, gây ra chứng ợ nóng trong giai đoạn mang thai. Và theo nghiên cứu từ các bác sĩ, ợ nóng càng nhiều thì ngực càng đau tức.
Nguyên nhân nữa là do sự căng cứng của các cơ cũng như các dây chằng ở vùng ngực cũng có thể khiến cho bầu ngực và đầu nhũ hoa căng nhức.
Đọc thêm: Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu khi nào nguy hiểm?
Tình trạng đau đầu nhũ hoa thường xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và có thể kéo dài trong suốt 3 tháng đầu thai kì. Bắt đầu đến tháng thứ 4, cảm giác đau nhức có thể giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, đến cuối thai kì (khoảng tháng thứ 8) thì đầu ngực có thể bị đau nhức trở lại.
Mặt khác, cảm giác đau nhức của mỗi chị em có thể khác nhau, có người triệu chứng khá nhẹ và gần như không có cảm giác gì.
Đau đầu nhũ hoa khi mang thai là hiện tượng tự nhiên và bình thường, báo hiệu sự thay đổi lớn của các tuyến nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Quá trình thay đổi này báo hiệu sự chuẩn bị của bầu ngực để thích ứng với nhiệm vụ cao cả sau này – nuôi con bằng sữa mẹ.
Không những đau đầu nhũ hoa mà có một số trương hợp mẹ bầu cồn bị nứt đầu nhũ hoa, nguyên nhân chính là:
Xem thêm: Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất.
Ngoài những thay đổi như ngực mềm, đau và căng tức, bạn cũng dễ nhận thấy những thay đổi khác của bộ ngực trong suốt thai kỳ như:
Ngực phát triển lớn hơn
Ngực phát triển lớn hơn là sự chuẩn bị cho thời kì nuôi con bằng sữa mẹ. Vào thời điểm cấn thai, bạn sẽ thấy ngực của mình thay đổi về kích cỡ, đặc biệt với những người sinh con đầu lòng thì sự thay đổi kích cỡ ngực một cách đáng kể. Lúc này các mô bên trong ngực phát triển, làm ngực của bạn lớn hơn.
Song song với ngực lớn hơn là vùng da của bạn sẽ bị giãn ra khiến bạn thấy ngứa, và có khi nếu vòng một tăng nhiều còn làm cho da bị rạn, nứt. Trong thời gian thai nghén, bạn nên chọn áo ngực chuyên dụng cho bà bầu để không làm ngực bị gò ép gây đau tức mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của mô ngực.
Ngực tiết sữa non
Tùy vào từng người mà sữa non tiết ra sớm hoặc muộn hoặc cũng có thể có người không tiết ra sữa non trong thời gian mang thai. Thường vào những tháng cuối thai kì, ở người phụ nữ nhận thấy ở ngực mình tiết ra chất lỏng, màu vàng, hoặc bạn có thể thấy một lớp màng hoặc chất đóng cục đó chính là sữa non.
Sữa non rất tốt cho trẻ nhỏ khi mới ra đời, sữa non được ví như một liều miễn dịch và bảo vệ trẻ tránh được bệnh vàng da.
Tham khảo: Bà bầu bị đau hông trái có nguy hiểm không?
Đau đàu nhũ hoa là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết mình có thai hay không. Tuy nhiên có một số trường hợp đau đầu nhũ hoa không phải có thai mà là do:
Giai đoạn tuổi dậy thì.
Những bé mới lớn đau đầu nhũ hoa là dấu hiệu của tuổi dạy thì, đây là bước đấy dấu sự tăng trưởng và thay đổi nội tiết tố nữ. Khi dậy thì tuyến vú phát triển nhũ hoa sẽ tăng kích thước làm cho đau nhức.
Đau đầu nhũ hoa trong thời gian rụng trứng.
Sự rụng trứng thường xuất hiện ở giữa chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều chị em có thể sẽ bị đau nhức đầu nhũ hoa trước, trong và sau khi rụng trứng. Nguyên nhân là do lượng hormone estrogen và progesterone tăng lên.
Ngoài ra, lượng hormone progesterone sau rụng trứng cũng giữ lại nước trong cơ thể. Nước được giữ lại trong các mô vú, làm chúng căng và khiến nhũ hoa bị đau.
Giai đoạn tiền mãn kinh.
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, việc thiếu hụt progesterone trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rối loạn, trong đó có cả việc nhũ hoa sẽ bị đau.
Giai đoạn mãn kinh.
Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, hàm lượng hormone trong cơ thể sẽ biến động mạnh và dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất và tâm lý như căng ngực, đau nhũ hoa, kinh nguyệt không đều, bốc hỏa, đau đầu, đầy hơi, tâm trạng thay đổi thất thường.
Nếu nhũ hoa của chị em mà xuất hiện những biểu hiện kì lạ như đau nhức ở đầu ti, nhũ hoa to ra và thâm đen. Tiết ra dịch màu trắng hoặc nổi các đốm mụn đen li ti thì đừng lo lắng, đây chỉ là những dấu hiệu bình thường báo hiệu “tin vui” về thiên chức làm mẹ sắp tới.
Để biết chắc chắn mình có thai hay không bạn hay mua que thử thai hoặc đến cơ sở y tế siêu âm, xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất nhé!
Đa ôi và dư ối là tình trạng nước ối bao bọc xung quanh thai…
Đau bụng khi mang thai, nhất là cảm giác bụng dưới âm ỉ, không phải…
Có thai một tháng bụng đã to chưa? em bé phát triển như thế nào?…
Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu có cảm giác đau…
Đau bụng bụng dưới khi mang thai là một trong những triệu chứng mà nhiều…
Có nhiều lý do khiến mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài khi mang thai…