Thường khi mới bắt đầu có thái chị em phụ nữ thường đau lâm râm bụng dưới, Thế nhưng có một số mẹ bầu bước sang tháng thứ 3 của thai kì lại bi đau bụng dưới.
Vậy đau bụng dưới ở tháng thứ 3 có nguy hiểm không? Hãy cùng Mẹ Khéo Chăm Con Con tìm hiểu nguyên nhân vì sao mẹ bầu lại đau bung dưới ở tháng thứ 3 nhé!
Dấu hiệu đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 là bình thường.
Có thể trong tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu đã ít nhiều trải qua tình trạng đau bụng lâm râm khi túi thai bám vào thành tử cung và bắt đầu làm tổ thành công trong buồng tử cung.
Vào tháng thứ 3 này, tình trạng đau bụng có thể trở lại khi những cơn ốm nghén tiếp dẫn một cách mạnh mẽ. Mẹ bầu thường xuyên buồn nôn và nôn ọe sẽ hay có cảm giác đau bụng dưới. Đây là dấu hiệu bình thường, chị em không cần quá lo lắng vì khoảng 2-3 ngày cơn đau sẽ giảm dần và kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, đa số bà bầu sẽ chấm dứt tình trạng ốm nghén.
Một số bà bầu khi mang thai tháng thứ 3, bụng bầu sẽ xuất hiện sớm hơn những thai phụ khác cũng có thể bị đau bụng do căng dây chằng vì nó phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn dần.
Ngoài ra, một số mẹ bầu cũng thấy đau bụng dưới khi bị ho liên tục hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.
Đọc thêm: Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4.
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 3 là dấu hiệu bất thường
Bên cạnh những trường hợp mẹ bầu bị đau bụng chỉ là hiện tượng bình thường thì chị em cũng cần tỉnh táo để phân biệt với những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi vẫn đang hình thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể, do đó mẹ bầu vẫn phải hết sức thận trọng vì tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu rất cao. Nếu thai phụ bị:
- Đau bụng dữ dội, cơn đau di chuyển khắp vùng bụng, xuất huyết âm đạo ra máu đỏ tươi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu do cơ thể bị suy kiệt vì chảy máu trong. Rất có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung nhưng không phát hiện sớm nên khối thai đã vỡ.
- Đau bụng từng cơn giống như co thắt, cơn đau không giảm mà càng lúc càng nặng. Âm đạo ra máu đỏ tươi hoặc máu vón cục. Đây là những triệu chứng của hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Chỉ khi khối thai bị đẩy hoàn toàn ra khỏi buồng tử cung thì sản phụ mới hết đau bụng.
Những trường hợp này, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ chuyên khoa can thiệp càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ, đồng thời bảo tồn được cơ quan sinh sản trước khi quá muộn.
Xem thêm: Bị ngứa khi mang thai tháng đầu nguyên nhân cách điều trị.
Làm gì để tránh biến chứng do đau bụng khi mang thai tháng thứ 3?
Để phòng tránh những tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho mẹ và bé, bản thân người mẹ cần chú ý:
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai. Với mẹ bầu bị ốm nghén 3 tháng đầu, bạn cần cố gắng ăn uống mọi lúc mọi nơi khi cơ thể có cảm giác thèm ăn. Nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả. Hạn chế những đồ ăn khó tiêu như: Đồ chiên xào, gỏi, tiết canh và đồ uống có ga.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tinh thần thư thái, tránh căng thẳng quá độ.
- Hạn chế làm việc nặng, tuyệt đối không bê vác, xách đồ nặng.
- Không nên đứng ngồi quá lâu một chỗ hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.
- Hạn chế đến những nơi đông người hoặc nơi có khả năng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm trong mùa dịch.
Khi mẹ bầu đau bụng ở tháng thư 3 kem theo triệu chứng mệt mỏi, khó thở, chảy máu âm đạo mẹ bầu cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, kể cả vitamin tổng hợp hoặc các bài thuốc dân gian khi không có ý kiến của bác sĩ.
Tham khảo: Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất.
Huy vọng với những thông tin trên các mẹ sẽ chủ động chăm sóc mình khi mang thai để mẹ khỏe, con khỏe. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh.