Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu có cảm giác đau lâm râm ở bụng dưới. Đau bụng dưới khi mang thai khiến không ít mẹ bầu lo lắng và không biết cần xử trí ra sao.
Theo dõi bài viết dưới đây để biết nguyên nhân đau bụng tháng thứ 4 và làm sao để giảm đau nhé!
Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng bình thường.
Nếu cơn đau bụng không kéo dài, chỉ thoáng qua hoặc thỉnh thoảng mới gặp phải thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Mẹ bầu có thể bị đau bụng do:
- Rối loạn tiêu hóa: Nhẹ thì chị em có thể bị đầy hơi, trướng bụng, nặng hơn có thể bị táo bón, tiêu chảy. Nhiều bà bầu thường bị rối loạn tiêu hóa và vẫn tiếp tục bị trong tháng thứ 4.
- Tử cung to dần: Khi thai nhi ngày càng lớn dần, tử cung cũng phình to ra và chèn ép các mô và dây chằng xung quanh cũng gây ra các cơn đau bụng dưới ở mẹ bầu. Cũng từ tháng thứ 4, nhiều chị em đã bắt đầu lộ bụng bầu.
Đọc thêm: Đa ối khi mang thai có nguy hiểm không?
Trường hợp nào đau bụng dưới khi mang thai phải đi khám bác sĩ.
Nếu bà bầu mang thai tháng thứ 4 bị đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau buốt lưng, hoa mắt chóng mặt… thì cần nhanh chóng đi khám bởi đây có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng nguy hiểm.
- Bong nhau thai non
Bong nhau thai non là một trong nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4. Nếu đau bụng nhẹ, xuất hiện một ít máu tức là bong nhau thai ở mức độ nhẹ. Nếu tức bụng, đau bụng nặng, ra nhiều máu tức là bong nhau thai ở mức độ nghiêm trọng.
- Dọa sảy thai.
Dọa sảy thai là hiện tượng nguy hiểm trong thai kỳ với biểu hiện đau tức bụng dưới nhiều, bụng cảm giác hơi rát và mót đi vệ sinh. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, cần nghỉ ngơi và đi khám bác sĩ, nếu không thai có thể ngừng phát triển hoặc gây nên tình trạng sảy thai.
- Mang thai ngoài tử cung.
Nếu bị đau bụng âm ỉ và thi thoảng mới có cơn đau nhói mà chưa đi khám thai lần nào, hãy lưu ý đến khả năng mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm với mẹ bầu. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào làm chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy cơ tử vong.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có triệu chứng rõ ràng như: đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu, đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran.
Xem thêm: Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho sự phát triển của thai nhi
Đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 cần phải làm gì?
Để giảm các cơn đau bụng ở tháng thứ 4, mẹ bầu cần làm những việc như:
- Không mặc quần áo chật: Khi mang bầu tháng thứ 4, bụng bầu đã bắt đầu nhô lên, cân nặng của mẹ bầu có thể tăng thêm 2 – 4kg. Lúc này, bà bầu nên chọn cho mình những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát bụng bởi có thể tạo áp lực gây đau bụng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu không nên duy trì một tư thế quá lâu. Nên đi lại nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên.
- Lưu ý tư thế trong sinh hoạt hàng ngày: Khi bụng bầu lớn dần, bà bầu nên tránh các tư thế với tay lên cao, cúi gập người… Khi đi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để tránh chèn ép vùng bụng.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách chữa trị đau dạ dày khi mang thai
Trong giai đoạn mang thai ở thời kì giữa, thai phụ cần phải tăng cường chế độ dinh dưỡng để cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý bao gôm thịt cá và rau củ quả để đản bảo đủ dương chất.
Ngoài ra, tăng cường dinh dưỡng nhưng vẫn phải chú ý không được để thể trọng tăng quá nhanh, phải chú trọng chất và cân bằng trong ăn uống để bạn có một thai kì khỏe mạnh.