Đau bụng bụng dưới khi mang thai là một trong những triệu chứng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phait, có thể đau ở phía trên dạ dạ hoặc phía trên bụng trong ba tháng cuối, tính chất các cơn đau này có thể là rõ ràng, đau từng cơn làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và bất an.
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng nhưng nếu có cảm giác đau giữ rội, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng dưới để có biện pháp điều trị kịp thời.
Đau bụng dưới khi mang tháng cuối có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Một là đau bụng dưới là bình thường đối với chị em phụ nữ khi mang thai. Hai là có những biến chứng nguy hiểm khi đau bụng dưới.
1. Đau bụng dưới là bình thường.
Đau bụng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai, khi có sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến buồn nôn và nôn khi ốm nghén.
Vào giữa thời kỳ 3 tháng cuối vào khoảng tuần thứ 20, cơn đau dạ dày thường biến mất. Trong thời kỳ 3 tháng cuối, đau bụng có thể xuất hiện trở lại khi tử cung phải căng ra để chứa bào thai đang phát triển. Một số phụ nữ bị ợ nóng hoặc cảm thấy da của bụng đang căng ra.
Nếu đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể do một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn như:
- Xảy ra với các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngứa.
- Đau bụng bất ngờ hoặc dữ dội.
- Đau bụng không ngừng.
- Đau ở một vị trí cụ thể.
- Đau xuất hiện cùng với sốt, buồn nôn hoặc nôn.
- Đau xuất hiện cùng với chảy máu âm đạo.
Các nguyên nhân có thể gây đau bụng trong 3 tháng cuối bao gồm:
Táo bón và khí trong đường ruột
Trong ba tháng đầu, do sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra táo bón. Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh chóng để hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể để sẵn sàng chào đời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ chèn ép vào tử cung, gây áp lực lên vùng chậu nên khiến sản phụ đau bụng dưới.
Cùng với đó là việc tăng cân nhanh, thiếu luyện tập thể dục thể thao là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón cuối thai kỳ.
Tham khảo: Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4.
Trào ngược axit
Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai. Một hormone thai kỳ được gọi là progesterone có thể gây trào ngược axit và ợ nóng.
Khi thai nhi phát triển gây áp lực lên đường tiêu hóa có thể làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, nhiều sản phụ bị trào ngược axit khi nằm.
Đau ở vùng bụng trên có thể là do trào ngược axit nếu cơn đau kéo dài lên ngực và vào cổ họng với cảm giác nóng rát.
Để giải quyết tình trạng này, sản phụ có thể sử dụng một số thuốc uống trị chứng ợ nóng mà không cần kê đơn, ăn các bữa ăn nhỏ hơn và lựa chọn chế độ ăn ít axit có thể cải thiện triệu chứng.
Căng da
Khi thai phát triển khiến tử cung to ra kéo da vùng bụng căng lên. Nếu sản phụ chỉ cảm thấy da bị ngứa và cảm thấy căng và đau ở bên ngoài dạ dày chứ không phải sâu trong bụng thì đây có thể là triệu chứng của da căng khi mang thai.
Nhẹ nhàng mát xa vùng bụng, thoa kem dưỡng da và tắm nước ấm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do căng da gây ra.
Đau cơ và căng cơ
Các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với thai nhi đang phát triển. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể cũng có thể thay đổi cách sản phụ đi lại hoặc di chuyển, làm tăng khả năng nguy cơ bị chấn thương.
Cảm thấy đau khi cúi hoặc nâng có thể có thể là dạ dày hoặc cơ ngực bị chèn ép bởi tử cung gây ra đau. Nghỉ ngơi và thư giãn có thể giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, sản phụ cần gặp bác sĩ nếu những cơn đau không tự biến mất.
Vấn đề về túi mật
Đau ở phần trên bên phải của bụng, dưới hoặc gần xương sườn, có thể là triệu chứng của các vấn đề với gan hoặc túi mật.
Nếu có buồn nôn hoặc nôn hoặc có cơn đau quặn, thì đó có thể là dấu hiệu của sỏi mật. Nếu không được điều trị, sỏi mật có thể chặn ống mật và gây ra các vấn đề về gan. Nếu sỏi mật không tự biến mất, bác sĩ có thể khuyên sản phụ nên cắt bỏ túi mật.
Vấn đề về gan
Thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ có thể gây ra một tình trạng gọi là chứng ứ mật thai kỳ (tên tiếng Anh là cholestasis of pregnancy). Đối với hầu hết phụ nữ, triệu chứng đầu tiên là ngứa, một số người bị đau bụng trên, buồn nôn, nôn hoặc vàng mắt hoặc da.
Bác sĩ phải theo dõi cẩn thậnsức khỏe gan đối với sản phụ có mắc chứng ứ mật thai kỳ. Trong một số trường hợp, sản phụ cần sinh em bé sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và phòng tránh thương tích cho thai nhi đang phát triển.
Co thắt
Các cơn co thắt chuyển dạ thực sự thường bắt đầu ở phía trên tử cung, gây ra cảm giác thắt chặt dữ dội và ngày càng đau hơn. Sản phụ cảm thấy các cơn co thắt bắt đầu từ đỉnh bụng có thể đây là dấu hiệu của chuyển dạ. Do đó, sản phụ hoặc người thân cần đi ngay đến cơ sở Y tế.
Xem thêm: Bị ngứa khi mang thai tháng đầu nguyên nhân cách điều trị.
2. Biểu hiện nguy hiểm khi đau bụng dưới trong tháng cuối thai kỳ.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là tình trạng phổ biến mà các mẹ bầu gặp phải nhưng đó cũng là một biểu hiện của các biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý.
Nếu như cơn đau ghé thăm mẹ thường xuyên, mức độ đau không hề giảm khiến cơ bụng gò cứng lặp lại hơn 10 lần/ngày thì mẹ đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
- Đau bụng trên dữ dội, đặc biệt nếu đau ở bên phải hoặc nếu đau không thể chịu được.
- Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo.
- Các cơn co thắt xảy ra đều đặn.
- Đau bụng và sốt.
- Các triệu chứng của huyết áp cao, chẳng hạn như chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc mệt mỏi nhiều.
- Ngứa, vàng da hoặc vàng mắt, nôn.
Cách phòng tránh đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ.
Để phòng tránh những trường hợp nguy hiểm xảy ra thì mẹ bầu cần thiết lập những thói quen có lợi và chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Một số lưu ý quan trọng giúp mẹ hạn chế cơn đau gò bụng dưới :
- Mẹ bầu nên hạn chế di chuyển thường xuyên, không nên mang vác vật nặng hay vận động mạnh để tránh tác động lên vùng cơ quanh bụng.
- Mẹ nên có những điểm tựa khi nằm hoặc ngồi để tạo nên những tư thế thoải mái nhất. Tránh việc ngồi hoặc đứng bất chợt sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và phần dưới bụng mẹ.
- Cần có chế độ vận động phù hợp để tránh tình trạng bị tê liệt hệ thần kinh. Các bài tập yoga sẽ giúp mạch máu được lưu thông tốt hơn cho cơ thể.
- Trong tháng cuối của thai kỳ nên kiêng quan hệ tình dục vì chất prostaglandin có trong tinh trùng sẽ kích thích hormone của mẹ gây ra những cơn co bóp dạ con dẫn đến chuyển dạ sớm.
Đọc thêm: Ra dịch màu nâu khi mang thai 8 tuần có nguy hiểm không.
Cơn đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng mẹ. Giai đoạn này là thời gian mẹ nên chăm sóc cho cơ thể một cách tốt nhất để quá trình chuyển dạ của mẹ được thuận lợi.
Vì vậy mẹ bầu cần nghỉ ngơi và theo dõi biểu hiện của cơ thể thường xuyên để chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho kỳ vượt cạn sắp tới mẹ nhé!