Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên : 5 nguyên nhân thường gặp

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là một tình huống tương đối phổ biến, cả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân là gì? Bố mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời ngay sau đây.

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dưới đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất, mời các bạn tham khảo.

Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

1. Khó chịu về thể chất

Trẻ sơ sinh khóc vì mọi thứ, đôi khi lại chẳng vì lý do gì cả. Tuy nhiên, nếu một đứa bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên thì rất có thể là do cơ thể trẻ đang có sự khó chịu nào đó, cụ thể là :

  • Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Bụng quá no hoặc quá đói.
  • Tã bị ướt, trẻ đi ngoài nặng.
  • Quá mệt mỏi sau một ngày hoạt động, vui chơi quá mức.
  • Nghe thấy một tiếng động hoặc âm thanh lớn bất ngờ.

2. Cảm xúc hoặc tâm lý căng thẳng

Những giấc mơ đáng sợ là một nguyên nhân phổ biến khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn nếu gặp ác mộng cũng có thể bị như vậy.

Đối với trẻ sơ sinh, việc gặp ác mộng theo góc nhìn tích cực thì nó cho thấy dấu hiệu của sự phát triển cảm xúc và nhận thức, nó là hoàn toàn bình thường theo quy luật phát triển tự nhiên.

Một số trẻ có thể dịu lại ngay sau đó và tiếp tục ngủ, nhưng số khác thì có thể khóc suốt đêm đến sáng mới chịu ngủ.

Xem thêm >>> Bé khó ngủ thiếu chất gì? Làm thế nào để bé ngủ ngon hơn?.

3. Bệnh tật

Một số bệnh có thể trầm trọng hơn vào ban đêm và việc trẻ đột nhiên khóc thét nửa đêm là dấu hiệu cho điều đó. Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm :

  • Khó tiêu : trẻ sơ sinh đang tập ăn dặm hay gặp phải tình trạng này. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ hoặc thức ăn lạ khó tiêu hóa sẽ khiến bụng trẻ bị đầy và khó chịu, ngủ không sâu giấc.
  • Đau dạ dày : vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể em bé phải mất một thời gian mới gây ra các triệu chứng, bởi vì chúng cần thời gian để tăng trưởng về số lượng và đi tấn công các bộ phận trong cơ thể. Đó là lý do, nhiều trẻ bị đau bụng trong lúc ngủ.
  • Xoang hoặc tắc nghẽn mũi : cảm lạnh, cảm cúm thông thường gây ra rất nhiều phiền toái, trẻ sẽ mệt mỏi và khóc lóc cả ngày. Đến khi trẻ đi ngủ, bố mẹ nghĩ rằng mọi chuyện đã ổn, nhưng không, trẻ có thể thức giấc và tiếp tục quấy khóc.
  • Mọc răng : trẻ sơ sinh trong giai đoạn mọc răng rất hay quấy khóc nửa đêm, sự ngứa ngáy khó chịu khi răng mọc “trỗi dậy” bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đi ngủ.

Những vấn đề trên thường không quá nghiêm trọng, chúng thường sẽ tự hết sau một thời gian, lúc đó trẻ cũng sẽ khỏe mạnh hơn và không khóc thét nửa đêm nữa.

4. Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ khác với việc gặp ác mộng, mặc dù biểu hiện giống nhau. Nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Không có nguyên nhân duy nhất, rõ ràng và cố định; tuy nhiên việc thiếu ngủ và sốt hoặc ốm sẽ làm gia tăng tình trạng này.

Rối loạn giấc ngủ không chỉ khiến trẻ đột nhiên thức giấc nửa đêm khóc thét mà còn gây ra nhiều vấn đề khác nữa, chẳng hạn như khó ngủ, ngủ ít,…

5. Mong muốn được yêu thương

Thật lạ nhưng đó là sự thật và điều này cũng rất phổ biến. Đôi khi đứa trẻ đột nhiên tỉnh dậy không thể kiểm soát được chỉ đơn giản muốn được bố mẹ ôm ấp, vỗ về, vuốt ve hoặc vui chơi cùng.

Cách giải quyết cho vấn đề này vô cùng đơn giản, bố mẹ chỉ cần đáp ứng nhu cầu của con là được, sau khi mệt và được thỏa mãn, trẻ sẽ lại đi ngủ. Mặc dù việc vui chơi vào nửa đêm là không tốt, nó không nên là một thói quen, tuy nhiên thỉnh thoảng như vậy thì không sao, hãy coi như nó là một kỷ niệm đáng yêu.

Xem thêm >>> Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách khắc phục.

Biết được nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên sẽ giúp bố mẹ khắc phục được vấn đề, giúp trẻ có được những giấc ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Chúc em bé của bạn luôn được khỏe mạnh nhé!