Categories: Mang thai

Có thai một tháng bụng đã to chưa? Những dấu hiệu nhận biết sớm khi mang thai?

Có thai một tháng bụng đã to chưa? em bé phát triển như thế nào? là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ mới quan tâm tâm. Vậy hãy cùng Mẹ Khéo Chăm Con tìm hiểu nhé!

Có thai mấy tháng thì bụng to lên?

Khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu có thể dễ gặp tình trạng đầy hơi hoặc quần áo dường như hơi chật đôi chút nhưng bụng sẽ không hề to lên.

Thực tế, có bầu mấy tháng thì bụng to nhìn lộ rõ hẳn còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Điều này không thể nói người này giống người kia và ngược lại.

Nếu tạng người của mẹ bầu thon gọn, cao ráo thì mang thai ít thấy bụng. Ngược lại những người nhỏ nhắn, có sẵn lớp mỡ bụng dầy thì sẽ rất dễ nhận thấy rõ bụng khi mới mang thai.

Bầu 1 tháng bụng đã to chưa? Với phần đông chị em thường không thấy dấu hiệu của bầu bí. Tuy vậy cũng có một số ít người có triệu chứng ốm nghén.

Đọc thêm: Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu khi nào nguy hiểm?

Sự phát triển của thai nhi và  sử thay đổi của mẹ bầu trong tháng đầu tiên:

Sự tăng trưởng của bé:

  • Sau khi được thụ tinh, trứng bắt đầu di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung và sẽ cấy vào niêm mạc tử cung. Tế bào trứng phân chia thành một loạt các tế bào và dần hình thành một phôi thai.
  • Đến cuối tháng đầu tiên, phôi thai sẽ phát triển và các tế bào bên ngoài sẽ tạo thành một liên kết với nguồn cung cấp máu từ mẹ.
  • Các tế bào bên trong đuầu tiên sẽ hình thành một vài lớp. Một lớp sẽ hình thành và phát triển thành các phần khác nhau của cơ thể bé. Phôi thai cũng được gắn với một túi noãn hoàng nhỏ để được nuôi dưỡng đến khi nhau thai chính thức hình thành trong vài tuần tới.

Sự thay đổi của mẹ bầu:

Đèn đỏ bị lỡ là dấu hiệu đầu tiên biết mình có thai của chị em phụ nữ. Cùng với đó, trong tháng đầu tiên mẹ có  thể gặp một số dấu hiệu sau:

Ốm nghén: Dấu hiệu này xuất hiện sớm nhất sau hai tuần trứng được thụ tinh, Nguyên nhân là  do sự thay đổi hormone thai kỳ gây ra.

Ngực đau và sưng lên: Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho biết bạn có thai, lúc này ngực của bạn sẽ đau nhức, sưng to lơn bình thường.  Nguyên nhân là do lượng  estrogen và progesterone ở giai đoạn sớm của thai kỳ bắt đầu phát triển.

Đi tiểu thường xuyên: Khi thai nhi phát triển bàng quang của bạn bị chèn vào khiến cho bạn đi bầu nhiều hơn.

Mệt mỏi: Khi  mới mang thai cơ thể mẹ bất đầu thay đổi lúc này Progesterone được sản xuất thêm khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng lên, làm mẹ thiếu năng lượng và mệt mỏi hơn.

Tâm trạng thay đổi: Hormone của bạn đột nhiên thay đổi chóng mặt khi mang thai và điều này cũng khiến cảm xúc của mẹ thất thường hơn.

Xem thêm: Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất.

Có thai 1 tháng đầu nên ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm, nhóm thực phẩm được khuyến khích cho phụ nữ mang thai giai đoạn đầu nói chung và phụ nữ có thai 1 tháng nói riêng cần bổ sung:

  • Bổ sung đủ nước.
  • Thực phẩm giàu axit folic như rau có màu xanh, các loại đậu, bơ, nước cam và ngũ cốc rất giàu axit folic. Đây là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não và cột sống của thai nhi, giúp hình thành máu trong thai kỳ cũng như ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh thai nhi.
  • Thực phẩm giàu chất sắt như mận, gan, các loại đậu, các loại hạt…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai là một nguồn canxi tốt. Canxi rất cần thiết cho chức năng tim và thần kinh của thai nhi cũng như giúp xương, răng phát triển và cơ bắp được chắc khỏe.
  • Trái cây và rau quả giàu vitamin C bao gồm những quả màu vàng và đỏ như dâu tây, cam quýt, đậu nành, bắp cải, bông cải xanh… Vitamin C cần thiết cho sự phát triển của răng và xương của bé yêu.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, rau xanh, dưa gang, ổi… giúp giảm thiểu táo bón khi mang thai và quá trình đi vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn.
  • Hạt và các loại hạt là thực phẩm giàu protein, giúp phát triển các mô của thai nhi, hỗ trợ cơ thể mẹ bầu tái tạo tế bào cơ ngực và tử cung.
  • Muối iốt là nguồn cung cấp iốt chính, rất cần thiết cho hệ thần kinh và quá trình phát triển trí não của bé.

Tham khảo: Đa ối và dư ối có khác nhau không?

Kích thước bụng bầu ở mỗi người không giống nhau, điều này cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng hay để tâm đến việc có thai mấy tháng thì bụng to. Thay vào đó, hãy chú ý ăn uống, nghỉ ngơi và đi khám thai định kỳ để chắc chắn về tình hình phát triển của thai nhi nhé!

Các bài mới đăng

Đa ối và dư ối có khác nhau không?

Đa ôi và dư ối là tình trạng nước ối bao bọc xung quanh thai…

07/02/2020

Đau bụng khi mang thai tháng thứ nhất có nguy hiểm không?

Đau bụng khi mang thai, nhất là cảm giác bụng dưới âm ỉ, không phải…

07/02/2020

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu có cảm giác đau…

06/02/2020

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau bụng bụng dưới khi mang thai là một trong những triệu chứng mà nhiều…

06/02/2020

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai có sao không?

Khi mới mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay, trong đó đau đầu…

05/02/2020
Dấu hiệu sắp sinh | Xe Limousine Hà Nội Lạng Sơn | Tác dụng của Baking Soda | Se khít lỗ chân lông | Tác dụng của dầu dừa | Tác dụng của dầu dừa | Tác dụng của tinh bột nghệ | Cách chăm sóc da nhờn | Cách trị mụn bọc