Có nên cho trẻ ăn dặm sớm và nên cho trẻ ăn dặm khi nào?

Khi lên kế hoạch cho trẻ ăn dặm, điều đầu tiên các gia đình cần quan tâm chính là : thời điểm phù hợp. Không nên cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm cũng như quá muộn vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của các em bé.

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm và nên cho trẻ ăn dặm khi nào? là điều mà hầu như gia đình nào cũng đã từng thắc mắc và tự hỏi. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời chính xác ngay sau đây.

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm?

Ăn dặm là một cột mốc quan trọng đối với tất cả các em bé sơ sinh và cả với gia đình của các bé nữa. Trong đó, việc chọn thời điểm thích hợp là điều rất cần thiết, bởi nếu không nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Một số gia đình cho trẻ ăn dặm sớm, vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như : cha mẹ quá bận rộn, điều kiện không cho phép hoặc em bé đã có dấu hiệu sẵn sàng để ăn dặm. Nói chung, quyền quyết định là của mỗi gia đình.

– Vậy có nên cho trẻ ăn dặm sớm không ? Câu trả lời là không. Vì 3 lý do chính sau :

Thứ nhất là, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa thể tiêu hóa được thức ăn rắn, mà chỉ có thể bú sữa mà thôi. Chưa kể, việc giới thiệu các chất rắn trước 4 tháng tuổi có thể làm tăng nguy cơ nghẹt thở, gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé.

Thứ hai là, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến chúng bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng đến từ sữa mẹ.

Bởi vì khi dạ dày trẻ bị lấp đầy bởi thức ăn dặm, trẻ sẽ cảm thấy no và không muốn bú sữa nữa, kết quả trẻ uống ít sữa mẹ hơn so với mức cần thiết.

Trong khi đó, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên. Sữa mẹ rất dễ hấp thụ và tiêu hóa, an toàn và sạch, có chứa các kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch của em bé.

Những đứa trẻ bú sữa mẹ ít có xu hướng dễ bị ốm bệnh hơn so với những đứa trẻ khác.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn, nếu có thể, trong khoảng 6 tháng đầu đời của bé.

Các em bé bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu có xu hướng phát triển hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ít có khả năng bị thừa cân hoặc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 sau này trong cuộc sống. Một số nghiên cứu cho thấy, chúng thậm chí còn có chỉ số IQ cao hơn.

Thứ 3, cho trẻ ăn dặm sớm làm tăng nguy cơ bị thừa cân béo phì trong tương lai.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng : những trẻ chưa bao giờ bú sữa mẹ hoặc ngừng bú mẹ trước 4 tháng tuổi hoặc được cho trẻ ăn dặm sớm trước 4 tháng tuổi có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ béo phì gấp 6 lần khi 3 tuổi.

Xem thêm >>> Cho trẻ ăn dặm đúng cách với 5 bước đơn giản và hiệu quả.

Nên cho trẻ ăn dặm khi nào?

Theo các chuyên gia Nhi Khoa, các gia đình nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi và chắc chắn không giới thiệu bất kỳ loại chất rắn/chất lỏng nào (ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột) trước 4 tháng tuổi.

Trẻ 0-6 tháng tuổi nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép thì có thể cho em bé bú sữa bột/ sữa công thức, tuyệt đối không cho trẻ bú sữa bò cũng như các loại sữa khác.

Bên cạnh đó, cũng không nên trì hoãn quá lâu việc cho trẻ ăn dặm. Việc giới thiệu các chất rắn quá trễ có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ. Một nghiên cứu cho thấy việc giới thiệu thức ăn rắn muộn (sau 7 tháng tuổi) có thể làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn.

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn dặm quá muộn cũng có liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, hãy cho trẻ làm quen với các loại ngũ cốc trước, cụ thể là : gạo, lúa mì hoặc lúa mạch. Không nên cho trẻ ăn các loại thịt, trứng, cá, rau, củ, trái cây sớm.

Xem thêm >>> Hướng dẫn chi tiết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên khoa học nhất.

Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn giải tỏa được hoàn toàn thắc mắc “Có nên cho trẻ ăn dặm sớm và nên cho trẻ ăn dặm khi nào?”. Chúc em bé của bạn luôn được khỏe mạnh nhé!