Cho trẻ ăn dặm đúng cách là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bố mẹ phải có kiến thức và khả năng ứng biến tình huống một cách hợp lý. Dưới đây là những hướng dẫn khoa học nhất, sẽ giúp các gia đình cho trẻ ăn dặm dễ dàng và hiệu quả hơn, đừng bỏ lỡ nhé.
Hướng dẫn cho trẻ ăn dặm đúng cách
Bước 1 : Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Trẻ sơ sinh chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa bột hoàn toàn trong vòng 4-6 tháng đầu đời. Đừng nên ép trẻ ăn thức ăn rắn quá sớm, vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng thức ăn và thậm chí là rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ.
Khi đến thời điểm thích hợp, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau :
- Bé có thể ngồi tự mình hoặc ngồi với một sự hỗ trợ (tựa lưng vào ghế).
- Bé có thể quay đầu dễ dàng và giữ đầu tương đối ổn định.
- Bé thể hiện sự quan tâm đến những người khác đang ăn.
- Bé có dấu hiệu đói ngay cả khi đã bú sữa no.
- Bé có thể bắt đầu mọc răng sữa.
Bước 2 : Lựa chọn thức ăn dặm
Trẻ mới ăn dặm chỉ có thể ăn những thức ăn nhạt và chứa tinh bột hoàn toàn, không đường không muối không dầu mỡ. Thông thường là bột hoặc cháo loãng. Đây nguyên tắc cơ bản để cho trẻ ăn dặm đúng cách.
Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều sản phẩm thức ăn dặm được đóng gói sẵn, dành cho nhiều độ tuổi khác nhau. Bố mẹ có thể mua về và sử dụng luôn, vô cùng tiện dụng.
Sau khoảng vài tuần sau, gia đình có thể cho trẻ làm quen với một số loại thực phẩm khác, chẳng hạn như : đậu, rau xanh, thịt lợn, thịt gà. Lưu ý, lúc này trẻ phải tối thiểu được 6 tháng tuổi rồi.
Thức ăn dặm cho trẻ mới bắt đầu phải luôn được đảm bảo vệ sinh, xay nhuyễn và nấu loãng. Bởi vì trẻ không nhai thức ăn mà thực chất là nuốt chúng. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn khá non nớt, hệ tiêu hóa chưa trưởng thành, nên thức ăn cho trẻ phải đảm bảo 100% những tiêu chí trên.
Xem thêm >>> 5 điều cơ bản về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
Bước 3 : Chuẩn bị dụng cụ
Nếu gia đình có điều kiện, hãy sắm cho em bé một chiếc ghế, có lưng tựa và dây đai an toàn. Nhờ nó, em bé sẽ dễ được cho ăn hơn.
Nên chọn một chiếc bát và muỗng nhựa dành cho trẻ sơ sinh. Loại nhỏ vừa phải và không bị vỡ.
Không quên dùng thêm giấy ăn, khăn ăn hoặc vải, bởi vì chắc chắn em bé sẽ phun, nhè thức ăn hoặc cho tay vào bát thức ăn.
Chuẩn bị một bình sữa bên cạnh, nó sẽ giúp bạn cho em bé ăn thức ăn rắn dễ dàng hơn.
Ngoài ra, em bé cũng sẽ cần thêm một chiếc yếm đeo quanh cổ nữa, để tránh việc thức ăn dây ra làm bẩn quần áo.
Bước 4 : Đút cho trẻ ăn
Khi thức ăn đã nguội bớt, bạn dùng muỗng đút thức ăn cho trẻ, lần lượt từng muỗng một. Sau mỗi lần đút cho trẻ ăn, bạn sẽ cho trẻ bú sữa từ bình. Như vậy trẻ sẽ ngoan hơn và nuốt thức ăn trôi hơn. Đây chính là bí quyết cho trẻ ăn dặm đúng cách.
Một em bé mới bắt đầu ăn dặm thường chỉ ăn được khoảng 1-3 muỗng thức ăn mà thôi, vì thế bố mẹ không nên mong đợi quá nhiều. Sau khoảng 2 tuần hãy tăng lượng thức ăn và tăng số lần ăn trong ngày lên.
Hầu như trẻ sẽ tò mò, cố gắng bám lấy bát thức ăn hoặc muỗng, thậm chí cả bạn. Chính vì thế, bạn có thể cho trẻ cầm nắm một vật gì đó để trẻ phân tán chú ý.
Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn có thể cho bé tự cầm muỗng đút ăn. Mặc dù sẽ khá rơi vãi và mất thời gian, nhưng điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi ăn và đồng thời giúp rèn luyện thói quen ăn uống tích cực.
Bước 5 : Kết thúc
Nếu em bé quay đầu đi, rên rỉ khóc, đẩy thìa đi hoặc nôn chớ thức ăn, bố mẹ nên ngừng lại, không cho trẻ ăn nữa.
Dùng khăn lau sạch miệng, tay và những vùng khác có thức ăn rơi vãi.
Các dụng cụ cho ăn như : bát, muỗng thìa, yếm, bình sữa,..cần được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn và để ở nơi khô ráo hoàn toàn.
Sau mỗi lần giới thiệu một loại thực phẩm mới, bạn nên đợi ít nhất 2-3 ngày để kiểm tra xem trẻ có gặp vấn đề gì không, chẳng hạn như : tiêu chảy, dị ứng,…Nếu có thì phải ngừng ngay, không cho trẻ ăn thực phẩm mới nữa mà nên đợi vài tháng sau hãy thử lại.
Xem thêm >>> Hướng dẫn chi tiết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên khoa học nhất.
Trên đây là hướng dẫn cho trẻ ăn dặm đúng cách theo quan điểm khoa học. Nếu bạn có khó khăn gì, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm từ những bà mẹ khác. Chắc chắn, những lời khuyên từ họ sẽ vô cùng hữu ích.