Mang thai 3 tháng đầu là khoảng thời gian khó khăn với nhiều bà mẹ bởi vì có những thay đổi đột ngột và chưa thể thích nghi được ngay. Dưới đây là cẩm nang những điều cơ bản cần biết nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên, các bậc bố mẹ nên ghi nhớ.
Cẩm nang mang thai 3 tháng đầu
1. Sự thay đổi trên cơ thể người mẹ.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nồng độ các hormone thay đổi đáng kể, kích hoạt cơ thể bạn để bắt đầu nuôi dưỡng một đứa trẻ.
- Ngực to và sưng lên : sự khó chịu này sẽ giảm dần sau vài tuần nữa khi cơ thể kịp thích ứng, điều chỉnh theo sự thay đổi của hormone.
- Buồn nôn hoặc nôn : đây dấu hiệu, triệu chứng ốm nghén điển hình nhất khi mang bầu. Triệu chứng này ở mỗi người là khác nhau, có thể xảy ra vào bất kì lúc nào trong ngày.
- Đi tiểu thường xuyên : điều này là do lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến cho thận phải xử lý chất thải nhiều hơn trong bàng quang.
- Mệt mỏi : giai đoạn đầu khi mang thai, hormone progesterone tăng cao sẽ khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn.
- Nhạy cảm với mùi : sự thay đổi nội tiết tố làm vị giác và khứu giác của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Bạn có thể sợ một số mùi nhất định, điều này là khác nhau ở mỗi bà bầu.
- Ợ nóng : hormone mang thai giúp làm giãn dạ dày và thực quản; từ đó khiến cho axit trong dạ dày dễ bị đẩy lên thực quản; gây ra ợ nóng.
- Táo bón : hormone progesterone tăng cao làm chậm sự chuyển động của thực phẩm trong hệ tiêu hóa, kết quả là táo bón.
Xem thêm : Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu tiên.
2. Cảm xúc của người mẹ.
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết diễn ra không đều dẫn đến những cảm xúc, tâm trạng không ổn định.
Sẽ có lúc vui mừng, hân hoan nhưng lúc sau lại cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Một đứa trẻ đang hình thành trong bụng vừa là một niềm vui nhưng cũng là một áp lực mới, gây căng thẳng cho tất cả các bà bầu.
Có rất nhiều việc bạn phải lo lắng lúc này :
- Chế độ ăn uống.
- Phòng tránh bệnh.
- Vận động – nghỉ ngơi.
- Điều kiện kinh tế.
- Giáo dục con cái.
Nếu tâm trạng trở nên tiêu cực quá mức, hãy chia sẻ với người thân hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm : Có thai mấy tháng thì ốm nghén và biểu hiện ra sao?
3. Sự phát triển của thai nhi.
Chỉ trong vòng 3 tháng đầu tiên, em bé thay đổi từ một tế bào đến kích cỡ của một quả táo; quả là một sự tăng trưởng đáng kể. Các bộ phận chính gần như được hình thành và dưới đây là một số điểm nổi bật lớn đang xảy ra :
- Xương : bao gồm cột sống, xương cánh tay, cánh chân và cả ngón tay, ngón chân gần như đã được nảy mầm hết cho đến tuần thứ 10.
- Da, lông, móng : làn da xuất hiện từ tuần thứ 5, còn các nang lông và móng hình thành từ tuần thứ 8.
- Hệ tiêu hóa : ruột được hình thành từ tuần thứ 8.
- Thị giác : dây thần kinh được hình thành từ tuần thứ 4, võng mạc thì vào tuần thứ 8.
- Tim : tuần thứ 5 đã hình thành tim song phải đến tuần thứ 7-10, bạn mới có thể nghe được nhịp tim của em bé.
- Não : các tế bào thần kinh đang tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc.
- Vị giác : tuần thứ 8, các dây thần kinh nối từ lưỡi đến não sẽ hình thành.
Xem thêm : Bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu?
4. Nhận biết các dấu hiệu đáng lo.
Trên cơ thể sẽ có rất nhiều sự thay đổi lớn và bạn có thể không biết điều gì là bình thường, điều gì là không.
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là cao nhất vì thế phải hết sức cẩn thận. Dưới đây là những triệu chứng bạn cần chú ý :
- Chảy máu âm đạo nặng.
- Đau bụng dữ dội và kéo dài.
- Đi tiểu đau rát.
- Sốt cao.
- Đau lưng quá mức.
- Khó thở, nghẹt thở.
- Thị lực suy giảm rõ ràng.
Xem thêm : Dấu hiệu THAI LƯU trong 3 tháng đầu BẠN CẦN BIẾT.
Lời khuyên dành cho bạn
- Tăng cân : trong 3 tháng đầu tiên, em bé còn quá nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng chưa cao nên bà bầu chưa cần tăng cân vội.
- Ăn uống lành mạnh : đảm bảo bạn được ăn uống đầy đủ các bữa, nên có bữa ăn nhẹ và lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng, an toàn. Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
- Bổ sung vitamin : điều này đã được chứng minh là làm giảm đáng kể các khiếm khuyết thần kinh. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Khám thai : trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên đi khám thai ít nhất 1 lần. Từ đó, giúp đánh giá sức khỏe tổng thể, các nguy cơ, tuổi thai,…
- Lên kế hoạch sinh đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh : cân nhắc kỹ giữa nơi sinh, bác sĩ phụ trách,…là điều cần thiết. Lên chi phí, ngân sách cho các hoạt động. Tìm hiểu về kiến thức chăm sóc trẻ em,…
- Tập thể dục : có rất nhiều lợi ích từ việc tập thể dục ví dụ như tăng cường cơ bắp, giảm stress, tăng cường lưu thông máu, sinh nở dễ dàng,…vì thế hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Xem thêm : 10 Bài tập tốt cho bà bầu.
Trên đây là Cẩm nang mang thai 3 tháng đầu, nó bao gồm những kiến thức rất cơ bản và chính xác. Hi vọng nó sẽ giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc bản thân và thai nhi một cách tốt nhất và phù hợp với mình.