Cả khi đến chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai, nội tiết tố trong cơ thể đều thay đổi nên chị em sẽ thấy những dấu hiệu như chảy máu âm đạo, căng tức ngực, thân nhiệt tăng, tâm trạng thay đổi,… Vậy làm thế nào để phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai để không nhầm lẫn?
7 khác biệt giữa triệu chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai.
1. Đau ngực.
Tiền kinh nguyệt: Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, hiện tượng căng tức ngực có thể xảy đến trong nửa đầu của chu kỳ. Cơn đau sẽ từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng và thường nghiêm trọng nhất vào ngay trước khi “đèn đỏ” xuất hiện. Đặc biệt, các triệu chứng có xu hướng nặng hơn ở những phụ nữ trong.
Ngoài ra, các mô ở ngực trở nên dày cộm đặc biệt là ở khu vực bên ngoài. Bạn có thể cảm nhận ngực đang căng tức kèm theo cơn đau âm ỉ nặng. Tình trạng này sẽ giảm đi trong thời gian “đèn đỏ” diễn ra khi hàm lượng progesterone giảm.
Mang thai sớm: Khi bắt đầu mang thai phụ nữ cũng sẽ có những thay đổi ở vùng ngực nhưng ngực thường chỉ tăng kích thước chứ không quá căng cứng. Ngoài ra, sự gia tăng hormone khi mang thai còn khiến đầu núm vú trông sẫm màu hơn. Còn khi có kinh, cơ thể bạn sẽ giảm lượng nội tiết tố tiết ra nên màu sắc núm vú vẫn như bình thường.
Đọc thêm: Đừng bỏ qua dấu hiệu mang thai 2 tuần chính xác nhất
2. Chảy máu âm đao.
Sau khi trứng thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung làm tổ, trong quá trình đó, nó có thể gây ra một vài vết thương nhỏ trên niêm mạc cổ tử cung khiến âm đạo bị ra máu.
Nhiều chị em dễ lầm tưởng máu bao thai là kinh nguyệt trong những ngày đầu.Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy máu báo thai thường có màu nhạt hơn, ra thành giọt và chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày.
Mặc khác, kinh nguyệt thường xuất hiện với lượng nhiều hơn, màu sẫm và có lẫn chất nhầy tử cung. Máu ra trong thời kỳ kinh nguyệt cũng kéo dài hơn, khoảng từ 3 đến 7 ngày tùy từng người.
3. Thèm ăn.
Trước khi tới ngày đèn đỏ, nhiều chị em có thể nhận thấy thói quen ăn uống của mình thay đổi như đột nhiên thèm ăn sô cô la, đồ uống có ga, đồ ngọt hoặc đồ mặn. Hoặc có nhiều người cũng có thể thấy đói cồn cào. Tuy nhiên hiện tượng thèm ăn này vẫn khác với khi mang thai.
Khi mang thai, ngoài việc thèm ăn một số món, có thể bạn hoàn toàn không thích một số thức ăn hoặc buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi vị, kể cả những món trước đây từng thích. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thai kỳ. Hoặc bạn có thể mắc chứng rối loạn ăn uống, tức là bạn ăn những thực phẩm hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng như đá lạnh, vẩy sơn khô hay mẩu kim loại.
Xem thêm: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nhanh chóng, đơn giản nhất
4. Thay đổi tâm trạng.
Tiền kinh nguyệt: Bạn có thể cảm thấy tâm trạng dễ bị kích thích và nóng giận hơn trước khi có kinh. Triệu chứng tiền kinh nguyệt này thường biến mất vào lúc chu kỳ bắt đầu. Bạn có thể tập thể dục hoặc ngủ nhiều một chút để hạn chế những ảnh hưởng của tình trạng tiền kinh nguyệt đến tâm trạng của mình.
Mang thai sớm: Nếu mang thai, cảm xúc của bạn có thể thay đổi liên tục và tình trạng này sẽ kéo dài cho đến lúc sinh. Bạn có thể vui sướng, mong chờ con yêu nhanh ra đời nhưng rồi lại buồn bã và khóc lóc ngay sau đó.
4. Mệt mỏi.
Tiền kinh nguyệt: Khi bước vào giai đoạn tiền kinh nguyệt, nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi kèm theo khó ngủ. Hiện tượng này thường sẽ sớm biến mất. Nếu muốn cải thiện tình hình, bạn có thể tập yoga hoặc vài môn thể thao để giúp ngủ sâu và ngon hơn.
Mang thai sớm: Khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng đột ngột có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này có thể nghiêm trọng nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng cũng nhiều khả năng sẽ kéo dài suốt thai kỳ. Hãy áp dụng cho bản thân chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng như thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho bữa ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé!
5. Thèm ăn.
Tiền kinh nguyệt: Khi kỳ “đèn đỏ” sắp đến, sở thích ăn uống của bạn có thể thay đổi. Bạn có thể sẽ thèm sô-cô-la, các món ăn ngọt, món mặn hoặc ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa,…
Mang thai sớm: Nếu đã mang thai, bạn có thể có thể sẽ rất thèm ăn, nhưng khác với triệu chứng tiền kinh nguyệt, bạn sẽ đồng thời cũng cảm thấy khó chịu với một số thực phẩm hoặc mùi thức ăn, dù trước đây bạn rất thích chúng. Sự thay đổi này có thể gặp phải trong suốt thai kỳ.
6. Buồn nôn, nôn.
Tiền kinh nguyệt: Khi “đèn đỏ” đến chậm, có lẽ bạn sẽ băn khoăn liệu bản thân có mang thai hay không. Tuy nhiên, giai đoạn tiền kinh nguyệt thường không xuất hiện các cơn buồn nôn. Vì vậy, dù chậm kinh nguyệt nhưng nếu không gặp bị buồn nôn, khả năng mang thai của bạn vẫn không cao.
Mang thai sớm: Ốm nghén là một trong những dấu hiệu phổ biến báo hiệu rằng bạn đang mang thai dù không phải mọi mẹ bầu đều gặp phải triệu chứng này. Các cơn buồn nôn thường xuất hiện một tháng sau khi có thai. Ngoài ra, tình trạng buồn nôn và nôn có thể xuất hiện đồng thời hoặc không.
7. Chuột rút.
Tiền kinh nguyệt: Bạn có thể bị chuột rút khoảng 24 đến 48 giờ trước khi có kinh nguyệt. Sự khó chịu này có thể giảm dần vào những ngày cuối và hết hẳn khi bạn đã hết kỳ kinh nguyệt.
Mang thai sớm: Những tuần đầu thai kỳ, thỉnh thoảng bạn có thể sẽ bị chuột rút nhẹ với cảm giác giống như trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên, chuột rút khi mang thai thường xẩy ra ở vùng bụng dưới hoặc lưng dưới nên bạn cần chú ý hơn đến dấu hiệu này để có thể phân biệt rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Tham khảo: Nguyên nhân và cách chữa trị đau dạ dày khi mang thai
Phân biệt các triệu chứng tiền kinh nguyệt với dấu hiệu mang thai là vấn đề bạn cần hiểu rõ nếu đang mong đợi mang thai để có thể sớm thay đổi cách chăm sóc sức khỏe. Nếu vẫn còn phân vân, hãy dùng que thử thai để biết chính xác nhé!