Bị ngứa khi mang thai tháng cuối có sao không.

Khi mang bầu, bị ngứa toàn thân không phải hiện tượng hiếm gặp. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì? Nó có nguy hiểm không và bà bầu phải xử trí thế nào? bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Xem thêm: Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai.

Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai tháng cuối không chỉ xuất phát từ việc tăng cân nhanh khiến da bị đàn hồi quá mức dẫn đến căng ngứa mà còn do thay đổi nội tiết. Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không ở mức độ ổn định mà có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Theo đó, khi nội tiết thay đổi sẽ kích thích tuyến bã nhờn phát triển dẫn tới lỗ chân lông bị bít tắc và da nổi mụn dẫn đến viêm ngứa.

Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.

Viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.-

Viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai: Bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…

Đọc thêm: Bà bầu bị ngứa bụng có sao không.

.Ngăn ngừa nguy cơ bị viêm da khi mang thai

  • Bà bầu nên thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là trong mùa nóng. Lựa chọn trang phục thông thoáng, thấm hút mồ hôi.
  • Tránh tắm nước nóng quá lâu, cách này chỉ làm tình trạng khô và ngứa trở nên trầm trọng hơn.
  • Chọn sữa tắm với độ pH vừa phải, không gây kích ứng, phù hợp với làn da nhạy cảm. Sữa tắm không phù hợp có thể tăng cảm giác ngứa ngáy. Bầu cũng có thể tắm với bột yến mạch, vừa giúp mịn da vừa giúp giảm ngứa hiệu quả.
  • Không nên dùng xà phòng, các loại mỹ phẩm làm đẹp dễ gây kích ứng, chứa nồng độ xút cao.
  • Dùng khăn mát hoặc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa nhằm giảm cảm giác khó chịu.
  • Tuyệt đối không cào, gãi hay tác động lực mạnh khi ngứa, bởi nó chỉ làm vùng da ở đó thêm ngứa ngáy, tổn thương. Bầu cũng nên cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với chỗ da ngứa.
  • Tình trạng ngứa khi mang thai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bầu ăn phải những thực phẩm gây dị ứng. Nếu nhạy cảm với bất cứ món nào, tuyệt đối tránh xa. Thay vào đó, tăng cường nạp thực phẩm giàu vitamin A, uống nhiều nước đều đặn hằng ngày.
  • Để làm dịu cơn ngứa, mẹ bầu có thể dùng kem vitamin E, chống rạn da để thoa lên vùng da khó chịu. Khi xoa ở vùng bụng dưới hay bầu ngực, massage nhẹ nhàng, không tác động mạnh dễ kích thích co bóp tử cung.

Tham khảo: Dấu hiệu mang thai con trai chuẩn nhất

Chúc các mẹ “bái bai” nỗi lo viêm da (ngứa) dị ứng khi mang thai để yên tâm chăm lo sức khỏe trong suốt thai kỳ của mình nhé!