Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có sao nguy hiểm không?

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp nhé!

Nguyên nhân đau lưng và đau bụng khi mang thai.

Đau lưng là triệu chứng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là:

Do thay đổi nội tiết tố:

  • Khi mang thai, trong cơ thể của người phụ nữ sẽ tiết ra hormone làm căng cơ bụng, dây chằng ở thắt lưng và xương chậu cũng giảm hoạt động.
  • Bên cạnh đó, người mẹ phải thường xuyên đứng không thẳng lưng mà phải hơi ngửa ra sau khiến lưng mỏi. Song song với đó, việc không bổ sung đủ canxi cũng khiến bạn bị đau lưng.

Do tăng cân:

  • Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Trung bình mỗi phụ nữ sẽ tăng khoảng 10 – 15kg trong suốt thai kỳ. Tăng cân sẽ khiến cho vùng cột sống phải chịu đựng rất nhiều áp lực.
  • Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần lên, vùng bụng to ra cũng sẽ gây chèn ép đến các khu vực lân cận. Điều này sẽ làm kích hoạt tình trạng đau nhức, dễ gặp nhất là ở vùng thắt lưng, khớp háng và bụng dưới.

Do thay đổi tư thế:

  • Khi mang thai bụng bầu sẽ to lên theo thời gian khiên mẹ bầu không thoải mái. Chính  vì vậy, mẹ bầu  thường xuyên phải thay đổi tư thế đứng và ngồi khiến lưng và bụng đau.

Áp lực đè nén thường xuyên sẽ khiến cho mạch máu và dây thần kinh lân cận bị chèn ép. Chính điều này là nguyên nhân khiến tình trạng đau nhức lưng trải rộng ra cả vùng bụng dưới xuất hiện.

Đọc thêm: Gợi ý thuốc bổ cho bà bầu 3 tháng đầu giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn

 Các vấn đề bệnh lý.

Tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai thường là hiện tượng cơ học thông thường nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu của các vấn đề bệnh lý.

Nếu cả hai tình trạng trên xuất hiện đồng thời thì thường liên quan đến các vấn đề như:

  • Mang thai ngoài tử cung: Khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức, từ đó kích hoạt tình trạng đau tức vùng bụng dưới lan ra cả lưng. Tình trạng này cần sớm được can thiệp nếu không có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.
  • Sỏi thận: Thường gây đau bụng dưới âm ỉ và đau ở phần lưng bên trái, nhức mỏi vùng hông.

Nếu bạn bị đau lưng nhiều hơn khi mang thai thì có thể sẽ liên quan đến các vấn đề xương khớp.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đau lưng và đau bụng dưới chỉ là do vấn đề sinh học bình thường thì mẹ bầu không cần thiết phải thăm khám. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu không sớm can thiệp sẽ gây ra tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ.

Bạn nên chú ý thăm khám sớm khi:

  • Những cơn đau kích hoạt thưỡng xuyên với mức độ dữ dội
  • Tình trạng đau nhức không giảm khi bạn đã áp dụng các liệu pháp khắc phục
  • Có các biểu hiện khác đi kèm: mệt mỏi, chán ăn, ngứa vùng kín, nước tiểu bất thường…

Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai là vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần chú ý. Các mẹ tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau để khắc phục. Bởi sử dụng thuốc khi mang thai thường gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Tốt nhất nên thăm khám để bác sĩ hướng dẫn cách xử lý an toàn.

Tham khảo: Thai 38 tuần đau bụng dưới có nguy hiểm không.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai

Mặc dù có thể chỉ là hiện tượng sinh học bình thường nhưng nếu không sớm xử lý thì tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Điển hình nhất là ảnh hưởng đến chức năng vận động và tâm trạng của mẹ bầu.

Nếu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý:

1. Không đi lại, vận động quá nhiều.

Nhiều mẹ bầu quan niệm rằng, việc đi lại và vận động khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở. Tuy nhiên, nếu đi lại quá nhiều sẽ khiến áp lực dồn nén lên xương khớp nhiều hơn.

Đặc biệt là càng về cuối thai kỳ, bụng bầu càng lớn dần lên, bạn nên hạn chế đi lại và vận động quá nhiều. Bởi có thể khiến những cơn đau ở vùng thắt lưng và bụng dưới diễn ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, thói quen đi bộ và vận động quá nhiều còn làm tăng nguy cơ bị đau khớp gối ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất mỗi ngày bạn chỉ nên đi bộ khoảng 5 – 10 phút để hỗ trợ tốt hơn cho kỳ sinh nở.

2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thai kỳ. Khi mang thai, nhu cầu về dưỡng chất của cơ thể mẹ thường tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả thai nhi.

Chính vì thế, các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là tăng cường những thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng đau lưng trong thai kỳ.

Ngoài ra, các mẹ không nên ăn nhiều trong một bữa mà hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

3. Không đi giày cao gót.

Khi mang thai mẹ không nên đi giày cao gót mà hãy chọn những đôi giày bệt sẽ tốt cho mẹ bầu vì khi mang thai bụng bầu to lên theo từng tháng mẹ đi giày cao góp sẽ không giữ được thăng bằng dễ bị vấp ngã nguy hiểm cho mẹ và bé.

4. Không mang đồ nặng,  dành thời gian nghỉ ngơi.

Không nên mang đồ nặng gây trọng tải cho cột sống và lưng.

Không ít mẹ bầu vẫn phải làm việc nặng nhọc ngay cả trong thai kỳ, nhất là ở những tháng cuối. Áp lực từ công việc rất dễ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Cùng với đó, việc duy trì quá lâu một tư thế khi làm việc cũng dễ khiến tình trạng đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn.

Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp và đau bụng dưới xuất hiện. Đồng thời việc nghỉ ngơi cũng sẽ giúp các mẹ có được tâm lý thoải mái hơn để chuẩn bị tốt cho kỳ sinh nở.

Xem thêm: Bị ngứa khi mang thai tháng đầu nguyên nhân cách điều trị.

5. Xoa bóp vùng đau nhức.

Đây là một trong những biện pháp rất hữu hiệu giúp mẹ bầu ức chế nhanh tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Xoa bóp sẽ giúp cho mô cơ được giãn ra, tạo cảm giác thoải mái. Đồng thời, thực hiện xoa bóp ở vùng thắt lưng còn giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.

Bạn có thể sử dụng một chút dầu nóng thoa lên vùng da phía ngoài khu vực bị đau trước khi massage. Đối với vùng bụng nên thoa nhẹ tay để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Liệu pháp xoa bóp nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ để giúp tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc hơn.

6.Bổ sung thêm Canxi và magie:

Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu canxi như: rau xanh, các loại đậu, sữa… và từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

Khi áp dụng các phương pháp trên mà lưng và bụng vẫn đau nhiều hơn thì các mẹ hãy đi thăm khám bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả nhất.