Bé 6 tháng tuổi biết làm gì và phát triển như thế nào?

Bé 6 tháng tuổi rất hiếu động và luôn mang đến cho bố mẹ những điều bất ngờ và thú vị. Sự phát triển từng ngày của con luôn thay đổi qua các kĩ năng, vận động, giao tiếp,… bạn sẽ phải cần chuẩn bị rất nhiều thứ cho con để bé sẵn sàng cho hành trình khôn lớn của con.

Bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu nhận ra người thân xung quanh mình và trể luôn cảm thấy thoải mái với người thân hay những món đồ chơi yêu thích của mình. Bạn có thể thấy biểu hiện sợ người lạ của trẻ với nhiều tình huống khôi hài.

Đặc trưng của trẻ 6 tháng tuổi:

Từ 5 – 6 tháng tuổi

Chiều dài

  • Bé trai: 64 – 73,2cm; trung bình: 68,6cm;
  • Bé gái: 62,4 – 71,6cm; trung bình: 67cm.

Cân nặng:

  • Bé trai: 6,6 – 10,3kg; trung bình: 8,5kg.
  • Bé gái: 6,2 – 9,5kg, trung bình: 7,8kg.

Vòng đầu:

  • Bé trai: 41,5 – 46,7cm; trung bình: 44,1cm.
  • Bé gái: 40,4 – 45,6cm; trung bình: 43cm.

Vòng ngực:

  • Bé trai: 39,7 – 48,1cm; trung bình: 43,9cm.
  • Bé gái: 38,9 – 46,9cm; trung bình: 42,9cm.

Đoc thêm: Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ sơ sinh.

Kỹ năng vận động khi trẻ 6 tháng tuổi

Em bé có thể tự ngồi lên. Đầu tiên em bé sẽ ngồi nhưng vẫn chống tay để đỡ, nhưng qua thời gian em bé sẽ tự ngồi được mà không cần tay đỡ.

Bé 6 tháng tuổi có thể lật từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Một số trẻ có thể tự đẩy mình trên sàn nhà bằng cách sử dụng phương pháp lật. Bé có thể bò tới và bò lui – bụng dựa vào sàn nhà và dùng lực đẩy lên. Bạn sẽ thấy bé nâng tay, đầu gối lên và đá qua lại.

Khi nằm sấp, hai chân bé đưa thẳng lên cao, và có thể lật ở mọi hướng; có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người, tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về trước hoặc ra sau; có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về trước hoặc ra sau. Khi lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi.

Giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi: 

Hầu hết các em bé ngủ 6 đến 8 tiếng. Khi trẻ ở độ tuổi này khó chìm vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ, một số phụ huynh chuyển sang phương pháp đưa bé vào cũi khi bé vẫn còn tỉnh táo. Nếu em bé khóc, hãy đợi một khoảng thời gian tương đối lâu mỗi đêm trước khi dỗ bé.

Bây giờ em bé có thể tự lật, nhưng đừng lo lắng nếu bạn đặt bé nằm ngửa lúc đi ngủ, nhưng khi tỉnh dậy bé lại nằm sấp. Nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh 6 tháng thấp hơn so với những tháng đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên, bạn nên bỏ tất cả các thú nhồi bông, gối, vật cản cũi và các vật mềm khác ra khỏi giường cũi của bé.

Xem them: Những mũi tiêm cần thiết cho trẻ sơ sinh không thể bỏ qua

Ngôn ngữ và giao tiếp của bé.

Bộ não của bé 6 tháng tuổi đã có trí nhớ rất tốt bạn nhé bạn nhé. Bé sẽ quen với những câu nói của bố mẹ khi nói chuyện hàng ngày với bé.

Bé giao tiếp thông qua điệu cười, những tiếng bi bô, la hét,…

Bé đã biết nhìn ngó xung quanh để tìm hiểu về thứ gì đó, mắt bé đảo lên đảo xuống như muốn lấy những vật đó.

Bé có thể thấy lạ và khép mình lại, thậm chí khóc khi người lạ đến gần hoặc gặp những tình huống mà bé cảm thấy sợ hãi.

Bé bắt đầu thích trò chuyện nhiều hơn và biết nhìn về hướng khi có người gọi bé.

Những cảm xúc ngây thơ của bé.

  • Bé thể hiện cảm xúc với bố mẹ thông qua nét mặt như mếu, khóc, cười,..  Khi bạn chọc vào người bé, bé cảm thấy buồn và cười, nhưng khi bạn la mắng bé sẽ khóc
  • Khi bé xem tivi, khi thích một nhân vật hoạt hình hay các ca khúc thiếu nhi bé cảm thấy thích thú và biểu hiện lên khuôn mặt, mắt chăm chú nhìn và cười tươi.
  • Bé sẽ sợ những con vật lạ, tiếng kêu âm thanh lớn, lúc đó bạn hãy ôm bé vào lòng và yêu thương vỗ về để bé cảm thấy yên tâm hơn.
  • Tất cả mọi thứ bé sẽ đều thể hiện trên nét mặt yêu thích hay ghét bé sẽ thể hiện khi sự việc diễn ra.

Bạn cần chuẩn bị những gì cho sự phát triển của bé.

  • Bạn cần theo dõi con từng ngày xem sự phát triển của con có khác thường với những biểu hiện ở trên không. Nếu bé có dấu hiệu chậm phát triển thì bạn nên cho bé đi khám.
  • Bạn cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, những đồ chơi xung quanh bé bạn phải tiệt trùng và vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh chân, tay, miệng.
  • Bạn cần dành thời gian nhiều hơn để chơi với bé, quan sát và tìm hiểu về con nhiều hơn.

Tham khảo: Những cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

Bài viết trên đây  của Mẹ Khéo Chăm Con giúp bạn khám phá những điều bất ngờ  và thú vị của con khi bé 6 tháng tuổi. Bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho sự phát triển của con trong tương lai.