Bà bầu ho nhiều về đêm : nguyên nhân và cách khắc phục

Khi mang thai, ngay cả một vấn đề nhỏ như “ho” cũng có thể là nghiêm trọng, đặc biệt là khi bà bầu bị ho nhiều về đêm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn với cả đứa trẻ đang ở trong bụng mẹ.

Bà bầu ho nhiều về đêm là một dấu hiệu không hiếm gặp. Nó có thể là nhẹ, tự biến mất và không ảnh hưởng gì nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác hại cho cả người mẹ lẫn thai nhi.

Nguyên nhân bà bầu ho nhiều về đêm

Rất nhiều phụ nữ mang thai từng bị ho nhiều về đêm, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này :

1. Dị ứng

Nếu bạn là một người nhạy cảm, đặc biệt ở đường hô hấp, sẽ rất dễ hiểu nếu bạn bị ho nhiều về đêm khi mang bầu. Những chất dị ứng bao gồm : phấn hoa, lông thú nuôi, mảnh xác côn trùng, sợi len,vv….

Khi những chất dị ứng này đi vào đường hô hấp, nó sẽ gây ra phản xạ ho và thậm chí bạn có thể cảm thấy bị khó thở.

2. Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh bẩm sinh, rất khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát nó mà thôi. Nếu như bà bầu bị bệnh hen suyễn ngay từ khi còn nhỏ, rất có thể khi mang thai cũng sẽ bị ho nhiều về đêm.

3. Co thắt phế quản

Phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính cũng rất dễ bị ho nhiều vào đêm. Các cơn ho được kích hoạt khi bà bầu hít phải khói bụi, khói thuốc lá hoặc bất kỳ chất dị ứng nào đó. Thậm chí nó cũng có thể xuất hiện như một phản ứng của cơ thể khi bị côn trùng đốt hoặc ăn phải một loại thực phẩm nào đó.

4. Viêm mũi

Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể gia tăng có thể dẫn đến sưng màng nhầy trong mũi, kết quả là gây tắc nghẽn đường thở và ho.

5. Hệ miễn dịch suy yếu

Trong quá trình mang bầu, dường như sức đề kháng của người mẹ được tập trung dồn hết cho thai nhi, để bảo vệ thai nhi. Chính vì thế mà hệ miễn dịch người mẹ trở nên yếu hơn, do đó dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngay cả những bệnh thông thường như : cảm lạnh hoặc cảm cúm cũng dễ bị mắc phải hơn.

6. Ợ nóng

Ợ nóng là một triệu chứng điển khi mang thai, nguyên nhân chủ yếu là do thai nhi phát triển lớn hơn gây áp lực lên vùng bụng, từ đó làm cản trở tiêu hóa. Khi bà bầu bị ợ nóng và nôn nhiều, axit từ dạ dày có thể gây kích ứng cổ họng, kết quả là bà bầu ho nhiều về đêm.

Xem thêm >>> Bà bầu bị sốt khi mang thai: ĐI KHÁM BÁC SĨ càng sớm càng tốt.

Bà bầu ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai là một quá trình đầy khó khăn, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần; và chắc chắn rằng việc bị ho nhiều về đêm thật khó chịu, gây ra nhiều phiền toái. Cụ thể là :

  • Mất ngủ.
  • Căng thẳng.
  • Các bệnh nhiễm trùng.
  • Ăn uống kém hơn.

Một vấn đề sẽ kéo theo nhiều vấn đề phức tạp khác, dẫn đến sức khỏe của bà mẹ bị suy giảm. Người mẹ không khỏe chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Do vậy, nếu bạn đang rơi vào trường hợp này, bạn nên có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.

Xem thêm >>> Bà bầu đau bụng dưới bên phải: Những điều cần chú ý.

Cách khắc phục và điều trị

Trước tiên, người mẹ cần phải xác định nguyên nhân chính xác gây ra các cơn ho của mình khi về đêm, có như vậy mới có thể lên kế hoạch điều trị được.

Sau đây là một số mẹo đơn giản giúp bà bầu giảm bớt được các triệu chứng ho, các bạn có thể tham khảo :

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, bạn cũng có thể thử uống 1-2 tách trà mật ong chanh, nó rất tốt cho cổ họng của bạn và đồng thời nâng cao sức đề kháng.
  • Ăn chanh ngâm mật ong cũng rất hữu ích để giảm ho.
  • Tránh xa các chất dị ứng nếu bạn bị dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như : cam quýt, bởi chúng sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch.
  • Ngủ thêm vào buổi trưa (tầm 1-2 tiếng) nếu như bạn bị mất ngủ nhiều vào ban đêm.

Hầu hết các cơn ho sẽ dần biến mất sau vài ngày và không để lại ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Nhưng nếu bà bầu ho nhiều về đêm kéo dài , đồng thời kèm theo sốt hoặc nôn nhiều, thì các gia đình nên cho họ đi khám để kịp thời khắc phục, tránh để lâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng.

Xem thêm >>> Bà bầu bị đau bụng đi ngoài : nguyên nhân và cách điều trị.