Bà bầu bị ngứa bụng có sao không.

Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, gây ra nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu. Thông thường, ngứa bụng sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ, tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối tùy vào cơ địa của mỗi người, những mẹ mang đa thai cũng có nguy cơ bị ngứa khi mang thai nhiều hơn vì da bụng căng nhiều.

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi mẩn ngứa quanh bụng bầu còn được gọi là nổi mề đay khi mang thai. Căn bệnh này rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Vị trí nổi mẩn ngứa thường gặp nhất là quanh bụng bầu. Ngoài ra, nhiều bà bầu còn nổi mề đay ở các vị trí khác như tay, chân, cổ…

Nổi mẩn ngứa, mề đay trên bụng bầu hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Phần lớn trường hợp tình trạng này sẽ tự biến mất khi bà bầu sinh con. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên chủ quan với các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay khi mang thai. Bởi căn bệnh này gây ra những cơn ngứa ngáy dai dẳng, vô cùng khó chịu, có thể khiến bà bầu mất ngủ, ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của người mẹ. Ngoài ra, nếu bà bầu không kiểm soát được việc gãi ngứa, khiến dã bụng bị tổn thương, rất dễ dẫn tới nhiễm trùng nguy hiểm.

Đọc thêm: Bà bầu bị sốt khi mang thai: ĐI KHÁM BÁC SĨ càng sớm càng tốt

Triệu chứng của nổi mẩn ngứa khi mang thai

Mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa trên bụng thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể sớm hơn. Tình trạng này được gọi là sẩn ngứa nổi mề đay trong thai kỳ.

Khi mắc phải tình trạng này, phụ nữ mang thai thường xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Ngứa dữ dội ở vùng bụng
  • Vùng quanh rốn có nổi mẩn đỏ sau đó lan rộng ra toàn bụng, rồi tới đùi, cẳng chân, cẳng tay. Cổ, mặt, bàn tay thường không bị.
  • Khi ngứa khiến mẹ bầu gãi, gây trầy xước

Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở những người mang thai lần đầu, đặc biệt là những trường hợp mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.

Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai

Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:

  • Do tử cung có sự tăng trưởng nhanh chóng: Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạngn gứa thai sản, thai nhi càng lớn thì tử cung càng cần phải tăng trưởng để có chỗ cho em ở, điều này khiến cho da bị giãn và khô, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Do sự gia tăng hoocmon estrogen khi mang thai: Sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất.
  • Mẹ bầu có tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm.
  • Bị dị ứng thức ăn.
  • Mắc chứng ứ mật trong gan

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng ngứa bụng trong thai kỳ bao gồm: Mẹ bầu làm việc đổ mồ hôi nhiều, mắc phải bệnh trĩ hoặc bị rạn daquá mức…

Tham khảo: Mẹ bầu có nên ăn mít? 8 lợi ích tuyệt vời của mít đối với phụ nữ mang thai

Ngứa thai sản nên đi khám khi nào?

Đa số các mẹ bầu đều bị ngứa khi mang thai, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng có nguy cơ gặp phải và không gây ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi, tình trạng ngứa sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe thì mẹ bầu cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay khi bị ngứa kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Bị ngứa toàn thân kèm vàng da
  • Sốt kèm phát ban (triệu chứng của bệnh thủy đậu, herpes…)
  • Triệu chứng ngứa đi kèm các tổn thương ngoài da như vảy nến, chàm…
  • Ngứa thai sản kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp giúp hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ thì mẹ bầu đã bị ngứa hãy chủ động tìm hiểu các biện pháp điều trị để giảm bớt sự khó chịu, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Hạn chế ngứa bụng trong thai kỳ bằng cách nào?

Bị ngứa khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái khó chịu, tuy nhiên thay vì để tình trạng này xảy ra rồi mới tìm cách điều trị thì mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng này bằng cách:

  • Không cào, gãi khi bị ngứa vì sẽ khiến cho lớp da bị ngứa kích thích gây ngứa ngáy hơn.
  • Hàng ngày dùng khăn ấm chườm lên da bụng hay vùng da bị ngứa để giúp giảm bớt cơn ngứa.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên tắm nước nóng quá lâu dưới vòi hoa sen.
  • Chọn sữa tắm loại có độ pH vừa phải, không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm).
  • Luôn giữ ẩm cho cơ thể và có thể sử dụng sản phẩm chống rạn da khi mang thai chiết xuất từ tinh dầu hoặc các thành phần tự nhiên…
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao với các động tác nhẹ nhàng để máu lưu thông và mặc các trang phục thông thoáng bằng sợi tự nhiên.
  • Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức để mồ hôi tiết ra nhiều.
  • Tránh tiếp xúc với các vật dụng cũ bị bụi bẩn chứa mạt bụi hoặc động vật và các tác nhân gây dị ứng.

Xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu bà bầu nên biết

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa quanh bụng là triệu chứng không nên coi thường. Ngay khi có những dấu hiệu này, mẹ bầu nên thăm khám sớm và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất để có một thai kỳ thoải mái và khỏe mạnh.