Bà bầu bị đau răng là không hề hiếm gặp, nó chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hormone, ốm nghén và chế độ ăn uống. May mắn là nó thường nhẹ và có thể dễ dàng khắc phục bằng thói quen sống lành mạnh.
Nguyên nhân bà bầu bị đau răng
Mang thai là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt và đầy thách thức. Cơ thể của bạn sẽ trải qua rất nhiều thay đổi.
Bạn có thể không mong đợi nó, nhưng răng và nướu của bạn có thể bị đau nhức, nhạy cảm hơn trong khi mang thai.
Mặc dù khá khó khăn, nhưng điều quan trọng là phải giữ cho răng và nướu của bạn khỏe mạnh, không chỉ tốt cho bạn mà còn để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể lây sang cho em bé.
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng đó là :
1.Sự thay đổi hormone
Các hormone, như estrogen và progesterone sẽ gia tăng khi bạn mang thai, điều này làm cho lưu lượng máu của bạn tăng về thể tích. Điều này sẽ làm máu chảy qua nướu cũng gia tăng, kết quả là dẫn đến sự nhạy cảm của răng nướu.
Uống đồ uống nóng hoặc lạnh có thể khiến răng bạn ngứa ran hoặc nhức đau nhiều hơn so với trước khi bạn mang thai. Và độ nhạy cảm có thể dao động theo từng ngày.
Nếu bạn nghiến răng, nó cũng có thể gây ra sự nhạy cảm hoặc đau đớn. Nghiến răng thường là do căng thẳng. Trong khi đó mang thai có thể gây ra nhiều căng thẳng về cảm xúc và thể chất.
Hormone gia tăng cũng sẽ thúc đẩy sự thư giãn cơ bắp và điều này có thể làm nướu giãn nở ra. Khi nướu của bạn được thư giãn, răng có thể trở nên hơi lỏng lẻo. Từ đó, khi bạn nhai thức ăn, bạn có thể cảm thấy bị đau nhức răng hơn.
2.Ốm nghén
Ốm nghén là hiện tượng đặc trưng và rất phổ biến ở bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi bị ốm nghén, các bà bầu rất hay bị nôn thức ăn, bất kể ngày đêm, khó kiểm soát được.
Các axit trong chất nôn có thể làm mòn men răng – thứ giúp bảo vệ răng của bạn khỏi bị sâu răng. Men mòn có nghĩa là sâu răng nhiều hơn.
Khi bạn bị sâu răng, hiển nhiên là bạn sẽ dễ bị đau nhức răng hơn. Thậm chí là còn khó ăn uống nữa.
3.Chế độ ăn uống
Trong khi mang thai, bạn sẽ ăn uống khá nhiều và thường xuyên liên tục. Bên cạnh đó, nhiều bà bầu có xu hướng thèm ăn đồ ngọt hoặc đồ chua. Những thực phẩm có nhiều đường ngọt hoặc chua thường rất dễ làm hỏng men răng.
Chính vì việc ăn uống nhiều hơn mức bình thường và thị hiếu ăn uống thay đổi cho nên răng dễ bị sâu hơn và từ đó dễ bị đau nhức răng hơn.
Xem thêm >>> https://mekheochamcon.com/5-cach-tri-tao-bon-cho-ba-bau-cuc-huu-ich-va-hieu-qua/.
Cách chữa trị cho bà bầu bị đau răng
Nói chung, việc bị đau răng khi mang thai có thể được ngăn ngừa và điều trị rất dễ dàng với thói quen sống khoa học và lành mạnh. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách an toàn và nhanh chóng :
1.Dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm: Mua kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Điều này có thể giúp giảm độ nhạy cảm và đau ở cả răng và nướu của bạn.
2.Dùng bàn chải đánh răng mềm: Lông cứng trên bàn chải đánh răng có thể gây ra nhiều kích ứng hơn. Thay bàn chải đánh răng của bạn bằng một bàn chải có lông mềm sẽ rất hữu ích.
3.Ăn nhiều thực phẩm giàu Canxi: Khi thai nhi không nhận đủ canxi từ chế độ ăn của mẹ, chúng sẽ hấp thụ trực tiếp từ xương của mẹ . Canxi đảm bảo răng và nướu chắc khỏe, do đó bạn hãy tăng lượng canxi của bạn bằng các chất bổ sung hoặc thực phẩm giàu canxi chẳng hạn như : sữa, trứng, hải sản, các loại đậu,…
4.Súc miệng nước muối: Nước muối cho phép mọi vết thương ở miệng nhanh lành hơn, chống lại vi khuẩn và loại bỏ các hạt thức ăn có thể bị dính lại và gây sâu răng. Cách này rất tự nhiên, đơn giản và an toàn cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn không thích nước muối bạn có thể dùng các loại nước súc miệng khác, nên dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc fluoride, vì chúng nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
5.Đánh răng đều đặn: Giữ thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày (hoặc nhiều hơn) và luôn đánh răng sau khi bạn bị ốm nghén để axit không tồn lại và làm mòn men răng.
6.Chế độ ăn uống lành mạnh: Vitamin C chống lại vi khuẩn, vitamin A chống lại bệnh nướu răng và chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho bạn và em bé, từ đó cơ thể khỏe mạnh toàn diện.
7.Tránh các yếu tố kích hoạt: Nếu bạn biết đồ uống nóng hoặc lạnh sẽ khiến bạn khó chịu, hãy tránh chúng. Xác định bất kỳ nguyên nhân gốc rễ khác và loại bỏ những nguyên nhân càng nhiều càng tốt.
Xem thêm >>> https://mekheochamcon.com/ba-bau-nen-gi-vao-buoi-toi-de-ca-va-be-deu-khoe-manh/.
Hy vọng rằng qua những thông tin trên, các bạn đã biết được nguyên nhân vì sao bà bầu bị đau răng và đồng thời cũng nắm được cách khắc phục hiệu quả nhất.