6 triệu chứng chửa ngoài dạ con các bà bầu nên ghi nhớ

Chửa ngoài dạ con là một hiện tượng rất nguy hiểm mà bất kì phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Nhận biết sớm qua các triệu chứng chửa ngoài dạ con sẽ có kế hoạch điều trị sớm, giúp bảo vệ sức khỏe người mẹ và tăng cơ hội sống sót cho thai nhi.

1. Chửa ngoài dạ con là gì?

Chửa ngoài dạ con hay còn được gọi là thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh không nằm trong tử cung như bình thường mà lại nằm ở bên ngoài, chẳng hạn như ống dẫn trứng, khoang bụng hoặc cổ tử cung.

Một quả trứng đã được thụ tinh không thể phát triển đúng cách tại bất kì nơi nào khác ngoài tử cung.

Đây là một trường hợp cần phải được điều trị càng sớm càng tốt để giảm biến chứng, tăng cơ hội sống sót của thai nhi và bà mẹ; đồng thời cũng sẽ giảm rủi ro sức khỏe trong tương lai.

Xem thêm : Khám thai lần đầu nên khám những gì và như thế nào?

2. Nguyên nhân chửa ngoài dạ con.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là không rõ ràng. Có thể là do tự nhiên hoặc do tình trạng sức khỏe của người mẹ.

Các điều kiện sau đây có liên quan đến chửa ngoài dạ con :

  • Ống dẫn trứng bị viêm và sẹo do bệnh trạng, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật trước đó.
  • Các yếu tố nội tiết.
  • Dị dạng di truyền.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Các điều kiện khác ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

3. Những ai có nguy cơ cao bị chửa ngoài dạ con.

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị chửa ngoài dạ con tuy nhiên những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao nhất :

  • Trên 35 tuổi.
  • Từng phẫu thuật vùng chậu, bụng hoặc phá thai nhiều lần.
  • Từng bị bệnh viêm khung chậu.
  • Từng bị nội mạc tử cung.
  • Thụ thai được hỗ trợ bởi thuốc hoặc các biện pháp y tế khác, ví dụ như thụ tinh nhân tạo.
  • Hút thuốc lá.
  • Từng có tiền sử thai ngoài tử cung.
  • Từng bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai,…
  • Ống dẫn trứng có cấu trúc bất thường, bẩm sinh.
  • Sự thụ thai xảy ra mặc dù đã thắt ống dẫn trứng hoặc đặt thiết bị ngừa thai trong tử cung (IUD).

Xem thêm : 7 tác hại của thuốc lá đối với thai nhi bạn nên biết.

4. Các triệu chứng chửa ngoài dạ con.

Ban đầu, chửa ngoài dạ con không gây ra bất kì triệu chứng gì hoặc cũng có những triệu chứng tương tự như triệu chứng mang thai bình thường khác.

Tuy nhiên, sau một thời gian các triệu chứng chửa ngoài dạ con bắt đầu rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn bởi vì phôi thai đã không phát triển không được như bình thường.

Dưới đây là những triệu chứng chửa ngoài dạ con rõ ràng nhất, không nên bỏ qua :

4.1. Đau bụng dữ dội.

Khoảng 6-8 tuần sau khi thụ thai, bà bầu có thể đau bụng nhẹ. Sau đó vài tuần, đau bụng sẽ trở nên mạnh mẽ, dữ dội hơn theo từng cơn.

4.2. Chảy máu âm đạo.

Lúc đầu sẽ chỉ có những vết máu nhỏ chảy ra ở âm đạo, nhưng càng về sau càng chảy máu nhiều hơn.

4.3. Đau vùng âm đạo.

Vùng âm đạo sẽ bị đau sau khoảng vài tuần, đặc biệt là khi khám vùng chậu hoặc khi quan hệ tình dục.

4.4. Chóng mặt, ngất xỉu.

Do chảy máu trong nên bà bầu sẽ bị thiếu máu dẫn đến chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

4.5. Đau vai, cổ.

Chảy máu trong bụng làm kích thích cơ hoành, dẫn đến đau nhức ở vai, cổ hoặc xương chậu theo từng cơn.

4.6. Sốc.

Trường hợp này cần phải được cấp cứu ngay lập tức nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Những triệu chứng chửa ngoài dạ con ở mỗi người là khác nhau. Đôi khi chỉ có một triệu chứng xảy ra và nó cũng rất đột ngột.

5. Điều trị chửa ngoài dạ con.

Khi nhận thấy các triệu chứng chửa ngoài dạ con, các bà mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt.

Chửa ngoài tử cung là không an toàn cho người mẹ, ngoài ra thai nhi cũng sẽ không phát triển được bình thường. Việc điều trị tùy theo vị trí của thai và sự phát triển của nó.

Các bác sĩ thường khuyến cáo nên loại bỏ phôi thai càng sớm càng tốt, vì sức khỏe người mẹ và khả năng sinh sản dài hạn.

Thuốc.

Đây là liệu pháp đầu tiên thường được sử dụng, ví dụ như methotrexate. Nó sẽ ngăn chặn sự phát triển của tế bào (ngăn phân chia), từ đó phôi thai chết dần và cơ thể tự đào thải ra bên ngoài.

Nó không gây thương tổn cho ống dẫn trứng, tuy nhiên bạn có thể không có thai trong vài tháng sau khi dùng thuốc này.

Phẫu thuật.

Bác sĩ rạch một vết rạch nhỏ, loại bỏ phôi hoặc lấy phôi thai ra bên ngoài cơ thể người mẹ.

Cách này có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến việc mang thai sau này.

Chăm sóc tại nhà.

Sau khi phẫu thuật, người mẹ cần phải chăm sóc cơ thể cẩn thận. Đặc biệt là phải giữ cho vết rạch được khô ráo và sạch sẽ, chờ đợi nó lành lại.

Theo dõi, kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng như :

  • Chảy máu nhiều, không dừng lại.
  • Có mùi hôi khó chịu.
  • Sưng, đỏ, nóng.

Dưới đây là một vài lời khuyên khác dành cho phụ nữ sau khi phẫu thuật loại bỏ phôi thai :

  • Không mang vác đồ quá nặng.
  • Uống nhiều chất lỏng để ngăn táo bón.
  • Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.
  • Tạm thời không quan hệ tình dục.
  • Nghỉ ngơi nhiều trong tuần đầu tiên, sau đó nên vận động nhẹ đều đặn mỗi ngày.

6. Một số câu hỏi thường gặp.

-Chửa ngoài dạ con bao lâu thì vỡ?

Không có thời điểm chính xác, điều này tùy vào mỗi trường hợp, phôi thai có thể bị vỡ bất kì lúc nào. Có người bị vỡ chỉ sau vài tuần sau khi thụ thai, có người bị vỡ trong vài tháng sau dẫn đến sinh non.

-Chửa ngoài dạ con thử que có lên vạch không?

Có, vì thực tế là bạn có mang thai; tuy nhiên thai nhi sẽ không thể phát triển được như bình thường.

-Chửa ngoài dạ con siêu âm có thấy không?

Phải đợi tối thiểu 5 tuần sau khi thụ thai mới có thể phát hiện được có thai hay không và thai có nằm ngoài tử cung hay không thông qua siêu âm.

Để chẩn đoán chính xác hơn, siêu âm sẽ được kết hợp với xét nghiệm máu.

-Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?

Có, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ bởi vì ống dẫn trứng bị rách, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng. Ngoài ra, nó cũng sẽ gây ra các biến chứng sức khỏe về sau này.

-Chửa ngoài dạ con có giữ được không?

Trong quá khứ, trên 90% trường hợp là không thể giữ lại. Hầu hết các bác sĩ khuyên người mẹ không nên giữ lại thai, bởi sẽ rất nguy hiểm cho họ, đồng thời em bé cũng sẽ không phát triển được như bình thường.

Tuy nhiên, cũng có một số người vẫn nhất quyết giữ lại, chỉ một số ít trường hợp là cả mẹ và con đều an toàn.

Việc giữ lại thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe người mẹ và tình hình phát triển của thai nhi.

Xem thêm : 3 dấu hiệu thai chết lưu các bố mẹ không nên bỏ qua.


Nếu bạn thấy bản thân có một số triệu chứng chửa ngoài dạ con và nghi ngờ mình có thể bị chửa ngoài dạ con; bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ giúp bạn an toàn và giảm thiểu được các rủi ro sức khỏe hiện tại và sau này.